Khi thằng cháu nội 5 tuổi,ớmộtthờibảngđenphấntrắkết quả giải bundesliga ông ra hiệu sách gần nhà hỏi mua hộp phấn trắng và chiếc bảng đen nhỏ. Cô bé được thuê bán hàng ngồi vắt vẻo trên ghế vừa dũa móng tay vừa trả lời tỉnh bơ: Cửa hàng không bán bảng đen! Tưởng nghe nhầm, ông hỏi lại lần nữa và còn chú thích rõ là loại bảng có dòng kẻ dùng cho trẻ con tập viết. Cô gái vẫn ngoay ngoảy lắc đầu. Ông đã phải đi tìm ở rất nhiều cửa hàng sách, nhưng lạ một nỗi là chẳng nơi nào bán bảng đen và phấn trắng. Chán nản, ông đành quay về, lòng phân vân không biết sẽ phải dạy cháu tập viết bằng cách nào. Thật may, tình cờ sang nhà hàng xóm chơi, ông nhìn thấy một chiếc bảng con đã bị trầy xước, vứt chỏng chơ trong góc nhà nên xin về để cháu tập viết. Thằng bé có vẻ háo hức với trò chơi mới. (Với nó, việc nguệch ngoạc những nét phấn lên tấm bảng cũng chẳng khác nào một trò chơi!). Ai dè mới được dăm bữa, cô con dâu đã ném chiếc bảng cùng hộp phấn vào sọt rác vì sợ thằng bé cầm phấn rồi dụi tay vào mắt. Nó còn nói thời nay, ai còn dùng bảng đen phấn trắng nữa! Mấy ngày sau, con dâu vác về nhà bộ chữ cái và chữ số bằng nhựa xanh xanh đỏ đỏ, chữ nào chữ nấy đều tăm tắp. Tối tối, con dâu dành vài chục phút dạy thằng bé nhận mặt con số và chữ cái. Ông lặng lẽ thở dài. Cái sự háo hức dạy chữ cho thằng cháu nội, không hiểu vì sao rơi đâu mất một nửa. Ý nghĩ của ông bỗng lan man trở về cái thuở ông còn là cậu bé học trò trường làng. Cái bảng dùng cho lớp học ghép từ lớp 2 đến lớp 4, đặt ở góc đình thời đó cũng không phải là bảng đen, bởi nó được ghép bằng những miếng ván ép đã mục lỗ chỗ, bốn bên được đóng nẹp tre, treo lơ lửng trên một cái thanh tre buộc ngang trên tường đất của lớp học. Không có sơn đen để sơn bảng, ông cùng những đứa lớn trong lớp phải phân công nhau đi xin những cục pin thối giã nhỏ rồi trộn với lá khoai lang xát lên bảng. Chỉ viết được chừng vài buổi, màu đen trên bảng trôi mất, lại phải xát. Thế nhưng dù gì thì bảng đen phấn trắng cũng đã ăn sâu vào tiềm thức của ông cùng bao thế hệ học trò. Nó đã trở thành dấu ấn đẹp để các văn nghệ sĩ sáng tác nên những tác phẩm hay về hình tượng người thầy. Thời của ông, những chiếc bảng đen không chỉ xuất hiện trong các lớp học, nó còn có mặt tại các cơ quan, đơn vị, doanh trại quân đội. Bước chân vào đơn vị đã thấy tấm bảng với những dòng chữ nắn nót về nội quy, quy chế cơ quan, đơn vị. Bảng được gắn trong phòng làm việc của lãnh đạo để ghi chú những việc cần làm trong tuần, trong tháng. Bảng được đặt ngay ngắn ở phòng trực ban để phân công nhiệm vụ cho từng cá nhân, đơn vị. Và bảng thi đua được dành để trang trọng vinh danh những bộ phận, cá nhân có thành tích xuất sắc hoặc nhắc nhở phê bình những cá nhân, đơn vị yếu kém... Còn bây giờ, trong các trường học hay cơ quan, công sở; dù ở bậc phổ thông hay đại học, người ta đều dùng bảng trắng. Những chiếc bảng bằng foocmica trắng lấp lóa được gắn trên những chiếc khung sắt vững chãi và người ta dùng bút dạ đen để viết. Ông cũng đã từng viết trên chiếc bảng trắng như thế, nét chữ cứ chuội đi chứ không giống như viết bằng phấn trắng trên bảng gỗ đen. Chẳng còn phải giã pin thối trộn với lá khoai lang để xát lên bảng. Cũng chẳng còn “bụi phấn bay bay” như lời một bài hát. Văn minh, sạch sẽ, tiện ích hơn nhiều. Vậy mà không hiểu vì sao ông cứ thấy bâng khuâng, tiếc nuối. L.T |