您现在的位置是:Cúp C2 >>正文

【số liệu thống kê về arsenal gặp psv】Nhiều hệ lụy khi doanh nghiệp “sinh” dễ nhưng “hậu kiểm” yếu

Cúp C28人已围观

简介Nâng cao hiệu quả giám sát, thay đổi tư duy quản lý là cần thiết để giải bài toán quản lý DN. Tranh ...

nhieu he luy khi doanh nghiep sinh de nhung hau kiem yeu

Nâng cao hiệu quả giám sát,sinhsố liệu thống kê về arsenal gặp psv thay đổi tư duy quản lý là cần thiết để giải bài toán quản lý DN. Tranh minh họa - ST.

Nhiều DN trong tình trạng “tìm không thấy”

TS. Nguyễn Đại Thắng, Học viện Tài chính cho rằng, hiện nay năng lực thẩm định cấp phép thành lập DN, chuyển đổi loại hình, thành viên góp vốn… cũng như công tác kiểm tra sau cấp phép còn nhiều hạn chế. Thực tế cho thấy cơ quan quản lý kinh doanh chỉ thực hiện cấp phép theo yêu cầu, việc DN có còn hoạt động hay không, có tồn tại hay không… vẫn chưa được quan tâm thỏa đáng.

Theo Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), 6 tháng đầu năm 2017, cả nước có thêm 61.276 DN thành lập mới với số vốn đăng ký 596.196 tỷ đồng, tăng 12,4% về số DN và tăng 39,4% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm ngoái. Bên cạnh đó, còn có 15.379 DN quay trở lại hoạt động, tăng 3,2% so với cùng kỳ năm trước, nâng tổng số DN đăng ký thành lập mới và DN quay trở lại hoạt động trong 6 tháng đầu năm lên gần 76,7 nghìn DN.

Tuy nhiên, số DN hoàn tất thủ tục giải thể trong 6 tháng lên tới 5.443 DN. DN dừng hoạt động phần lớn có quy mô vốn dưới 10 tỷ đồng, chiếm đến 92,2%, tương ứng 5.020 DN. Đáng chú ý, số tạm ngừng hoạt động trong 6 tháng lên đến 37.907 DN, tăng 21,8% so với cùng kỳ năm trước. Trong số đó bao gồm 14.377 DN đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, tăng 17,8% và 23.530 DN tạm ngừng hoạt động không đăng ký hoặc chờ giải thể, tăng 24,4%.

Tại hội nghị sơ kết giai đoạn 1 tổng điều tra kinh tế năm 2017 trên địa bàn TP.HCM mới đây, lãnh đạo TP.HCM cho biết, đến cuối năm 2016, số DN trên địa bàn thành phố là 196.543 DN. Trong số đó, có 160.556 DN đang hoạt động, 20.318 DN tạm ngừng hoạt động, 14.048 DN chờ giải thể. TP.HCM sẽ điều tra DN thực tế đang hoạt động (gần 160.560 DN) để thu thập thông tin về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong năm 2016. Nhưng đáng chú ý có đến 1.621 DN trong số này được liệt kê vào diện “tìm không thấy”. Ngoài ra, hiện trên địa bàn TP.HCM có 115.000 DN có trong cơ sở dữ liệu đăng ký kinh doanh tại thời điểm đầu năm 2017. Thế nhưng, cơ quan Thuế và cơ quan thống kê không tìm thấy các DN này.

Theo ông Sử Ngọc Anh, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM, số DN "tìm không thấy" có nhiều nguyên nhân, một phần là do khi thành lập DN có đăng ký nhưng sau thời gian hoạt động không hiệu quả, lại không tiến hành làm thủ tục để không hoạt động nữa.

Doanh nghiệp đi đâu?

Từ thực tế DN “mất tích” cho thấy, trong số những DN này có hàng chục DN lợi dụng để buôn lậu, NK hàng cấm hay thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật như trốn thuế, rửa tiền, trốn tránh các trách nhiệm xã hội... Có nhiều DN “ma” do các đối tượng xấu núp bóng chỉ thành lập DN trong thời gian ngắn, thuê mướn người lao động không có trình độ, kiến thức làm giám đốc rồi lấy pháp nhân của DN này NK hàng cấm, hàng lậu, trốn thuế… Có những trường hợp giám đốc DN là thợ hồ, thợ vá xe chẳng biết gì đến việc thành lập DN, thậm chí cả những người đã chết từ lâu vẫn được đứng tên là người đại diện pháp luật… của DN, nhưng vẫn được cơ quan quản lí cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.(?)

Điển hình, vào cuối năm 2016, Công an TP. Hà Nội phối hợp với Cục Thuế TP. Hà Nội triệt phá vụ án lập công ty “ma” để mua bán hóa đơn GTGT. Theo lãnh đạo Phòng An ninh Tài chính, Tiền tệ, Đầu tư (P84) - Công an TP. Hà Nội, đây được xem là một trong những vụ mua bán hóa đơn lớn nhất từ trước đến nay với giá trị hóa đơn lên tới hàng nghìn tỷ đồng. Thủ đoạn của các đối tượng là mua lại các công ty hoạt động kém hiệu quả, sau đó chuyển nhượng thay đổi người đại diện pháp luật, trụ sở công ty… các công ty này không hoạt động kinh doanh gì mà chỉ bán hóa đơn GTGT, thu lợi bất chính.

Trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, nhiều DN "ma" đứng tên NK hàng hóa vi phạm pháp luật hải quan bị cơ quan Hải quan phát hiện trong thời gian gần đây. Đội Kiểm soát Hải quan, Cục Hải quan TP. HCM đã xác định được trên 80 DN "ma" để đưa vào danh sách DN trọng điểm, có biện pháp phòng ngừa.

Nói về nguyên nhân để các DN thành lập rồi lách luật thực hiện các hành vi phạm tội, TS. Nguyễn Đại Thắng, Học viện Tài chính cho rằng, hiện nay năng lực thẩm định cấp phép thành lập DN, chuyển đổi loại hình, thành viên góp vốn… cũng như công tác kiểm tra sau cấp phép còn nhiều hạn chế. Thực tế cho thấy cơ quan quản lý kinh doanh chỉ thực hiện cấp phép theo yêu cầu, việc DN có còn hoạt động hay không, có tồn tại hay không… vẫn chưa được quan tâm thỏa đáng. Hơn nữa, với quy định hiện nay, do việc không bắt buộc người nộp thuế nộp các bảng kê mua vào, bán ra nên chỉ trong quá trình thanh tra, kiểm tra, yêu cầu đơn vị giải trình cơ quan Thuế mới kiểm soát được việc sử dụng hóa đơn của đơn vị quản lý. Đây chính là cơ hội để các DN thực hiện trót lọt hành vi gian lận hóa đơn và trốn thuế.

Cần tăng cường kiểm soát

Để ngăn chặn tình trạng này, lực lượng chống buôn lậu Cục Hải quan TP.HCM đã đưa ra danh sách trọng điểm những DN thường xuyên vi phạm pháp luật hải quan, kinh doanh mặt hàng nhạy cảm, kinh doanh theo phương thức tạm nhập- tái xuất, quá cảnh, chuyển cửa khẩu; DN bỏ địa chỉ đăng ký kinh doanh theo thông báo của cơ quan Thuế; DN thường xuyên hủy tờ khai, sửa chữa, khai bổ sung (khi có thông tin lô hàng phải kiểm tra thực tế) hoặc thay đổi lộ trình, điều chỉnh cảng đích, thay đổi tên người nhận hàng trên manifest. Hay những DN bỏ địa chỉ kinh doanh sau đó thành lập DN khác để tiếp tục hành vi vi phạm pháp luật.

Cũng về vấn đề này, ông Mai Sơn, Phó Cục trưởng Cục Thuế TP. Hà Nội cho biết, Cục Thuế TP. Hà Nội thường xuyên phối hợp với cơ quan Công an để chống các hành vi gian lận về thuế, đặc biệt là hành vi trốn thuế, gian lận hóa đơn. Cục Thuế Hà Nội thường xuyên rà soát trong quá trình hậu kiểm, phát hiện các DN có dấu hiệu bất thường như: DN có chủ đến từ tỉnh khác, trình độ văn hóa thấp hoặc dấu hiệu bất thường như số lượng kinh doanh lớn nhưng không có kho tàng bến bãi… để bằng các biện pháp nghiệp vụ của mình, cơ quan điều tra có thể phát hiện nhiều vụ án quan trọng.

Ngoài ra, vào cuối năm 2016, Tổng cục Thuế đã ban hành Công văn số 4679/TCT-KTNB yêu cầu các Cục trưởng Cục thuế và Chi cục trưởng Chi cục thuế tổ chức ngay việc nhận dạng các DN có khả năng in, phát hành, mua bán, sử dụng hóa đơn bất hợp pháp. Tổng cục Thuế “khoanh vùng” các cơ sở mới thành lập (hoạt động dưới 12 tháng) không đóng góp vốn điều lệ theo quy định, đăng ký kinh doanh nhiều ngành nghề, chủ DN đăng ký kinh doanh tại địa phương khác nơi đăng ký hộ khẩu thường trú. Bên cạnh đó là các DN có doanh thu lớn nhưng kho hàng không tương xứng hoặc không có kho hàng hóa, không có xưởng sản xuất, hoặc lực lượng lao động không tương xứng (dưới 10 lao động) cũng là đối tượng cần giám sát chặt chẽ.

Một dấu hiệu nhận dạng khác được Tổng cục Thuế chỉ ra là các DN xin ngừng nghỉ, bỏ kinh doanh, tạm ngừng, có công văn giải thể sau đó xin hoạt động trở lại, thay đổi người đại diện trước pháp luật, thay đổi trụ sở kinh doanh dẫn đến thay đổi cơ quan quản lý thuế. Các đơn vị địa phương cũng được lưu ý về trường hợp các DN mua bán, sáp nhập với giá trị dưới 100 triệu đồng; các DN nhỏ hoặc DN vừa có doanh thu đột biến tăng từ 50% trở lên nhưng số thuế GTGT phát sinh phải nộp thấp (thuế GTGT phải nộp chiếm từ dưới 1% doanh số phát sinh trong kỳ); DN có thời gian hoạt động dưới 12 tháng nhưng sử dụng hóa đơn với số lượng lớn; DN không nộp báo cáo tài chính, hoặc có nộp báo cáo tài chính nhưng thu nhập chịu thuế trong kỳ phát sinh thấp (dưới 100 triệu đồng)...

Có thể thấy, cải thiện môi trường kinh doanh là nỗ lực chung của các bộ, ngành, giúp DN có cơ hội mở rộng kinh doanh, phát triển nền kinh tế tư nhân theo đúng mục tiêu mà Đảng, Nhà nước đã đặt ra. Với mục tiêu có 1 triệu DN hoạt động đến năm 2020, các DN được khuyến khích thành lập, nhưng thành lập rồi hoạt động hiệu quả lại là một câu chuyện dài cần sự chủ động, ý thức của DN và rất cần sự quản lý sát sao của Nhà nước. Vì thế, việc nâng cao hiệu quả giám sát, thay đổi tư duy quản lý cũng như sự vào cuộc, phối hợp của nhiều bên là việc làm cần thiết để giải bài toán quản lý DN trong bối cảnh hiện nay.

Tags:

相关文章