Công ty TNHH B$ Company Việt Nam phản ánh,ảiquanchủđộnggỡvướngchodoanhnghiệlens vs lille Thông tư 38/2015/TT-BTC chưa quy định rõ ràng về việc DN chế xuất nhận gia công cho 1 DN chế xuất khác thì đuợc chuyển một phần hợp đồng cho DN nước ngoài gia công hay không?
Về vấn đề DN phản ánh, theo Tổng cục Hải quan, quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 32 Nghị định 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ về quyền và nghĩa vụ của bên nhận gia công thì bên nhận gia công được thuê thương nhân khác gia công lại. Do đó, trường hợp DN chế xuất thuê DN nước ngoài gia công lại thì thủ tục hải quan thực hiện theo quy định tại Mục 3 Chương III Thông tư 38/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính.
Một số DN có hoạt động XNK qua địa bàn tỉnh Đồng Nai nêu Khoản 3 Điều 57 Thông tư số 38/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định nội dung kiểm tra cơ sở gia công, sản xuất hàng hóa XK; năng lực gia công, sản xuất gồm: Kiểm tra nhà xưởng, máy móc, thiết bị; kiểm tra chứng từ chứng minh quyền sử dụng hợp pháp về nhà xưởng, mặt bằng sản xuất; kho, bãi chứa nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị;…
Cũng theo hướng dẫn tại số thứ tự 11 mục IV Bảng Phụ lục kèm theo Công văn số 11567/TCHQ-TXNK ngày 8/12/2016 của Tổng cục Hải quan về việc thực hiện Luật Thuế XK, thuế NK, Nghị định số 134/2016/NĐ-CP: “… trường hợp DN không có cơ sở sản xuất, không tổ chức sản xuất mà thuê các đơn vị khác sản xuất lại hoặc DN có cơ sở sản xuất nhưng chưa đầy đủ giấy tờ chứng minh quyền sử dụng hợp pháp đối với mặt bằng sản xuất, nhà xưởng thì không được miễn thuế, không được hoàn thuế.
Nhiều DN cho rằng, việc kiểm tra nội dung này là không cần thiết vì Nghị định 134/2016/NĐ-CP chỉ yêu cầu DN “có cơ sở sản xuất hàng hóa XK trên lãnh thổ Việt Nam, có quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng đối với máy móc, thiết bị tại cơ sở sản xuất…”, không yêu cầu phải có chứng từ chứng minh quyền sử dụng hợp pháp về nhà xưởng, mặt bằng sản xuất. Mặt khác, yêu cầu như trên sẽ hết sức khó khăn cho các DN vừa và nhỏ của Việt Nam không đủ nguồn lực để xây dựng hoặc thuê nhà xưởng trong các khu công nghiệp, phải xây dựng nhà xưởng ngoài khu công nghiệp dẫn đến không có được các giấy tờ chứng minh quyền sử dụng nhà xưởng, mặt bằng sản xuất do vướng về quy hoạch, cấp phép xây dựng…
DN lý giải, thực tế hiện nay chưa có hướng dẫn thống nhất về việc chứng từ nào được xem là chứng từ chứng minh quyền sử dụng hợp pháp về nhà xưởng, mặt bằng sản xuất. Do đó, DN kiến nghị cần có quy định cụ thể là chứng từ gì để chứng minh quyền sử dụng hợp pháp về nhà xưởng, mặt bằng sản xuất để các đơn vị thực hiện thống nhất. Về lâu dài, kiến nghị Thông tư 38/2015/TT-BTC sửa đổi theo hướng chỉ kiểm tra DN có cơ sở sản xuất hàng hóa XK trên lãnh thổ Việt Nam, có quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng đối với máy móc, thiết bị tại cơ sở sản xuất, có công nhân, có hoạt động sản xuất; không phải kiểm tra chứng từ chứng minh quyền sử dụng hợp pháp về nhà xưởng, mặt bằng sản xuất.
Tổng cục Hải quan cho biết, về vấn đề DN kiến nghị, đơn vị đã có Công văn số 7513/TCHQ-TXNK ngày 15/11/2017 hướng dẫn Cục Hải quan Đồng Nai thực hiện. Theo đó, đối với vướng mắc về kiểm tra cơ sở sản xuất: Tổng cục Hải quan đã có Công văn số 6435/TCHQ-TXNK ngày 2/10/2017 hướng dẫn theo hướng:
Căn cứ quy định tại Điều 10, Điều 12, Điều 36 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP; Khoản 1 Điều 37, khoản 3 Điều 39 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP; Khoản 3 Điều 57 Thông tư số 38/2015/TT-BTC và theo hướng dẫn tại Công văn số 6751/BTC-TCHQ ngày 24/5/2017 của Bộ Tài chính thì một trong những cơ sở để được miễn thuế, hoàn thuế là tổ chức, cá nhân NK hàng hóa để gia công, sản xuất hàng hóa XK có cơ sở gia công, sản xuất hàng hóa XK trên lãnh thổ Việt Nam và tổ chức, cá nhân đó có quyền sử dụng hợp pháp; một trong những nội dung cơ quan Hải quan kiểm tra cơ sở gia công, sản xuất hàng hóa XK, năng lực gia công, sản xuất là kiểm tra chứng từ chứng minh quyền sử dụng hợp pháp về nhà xưởng, mặt bằng sản xuất để xác định ưu đãi thuế đối với người nộp thuế trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa XK.
Do đó, trường hợp người nộp thuế không đáp ứng quy định tại Điều 10, Điều 12, Điều 36 Nghị định 134/2016/NĐ-CP, Nghị định số 08/2015/NĐ-CP, Thông tư số 38/2015/TT-BTC thì không được miễn thuế, hoàn thuế theo quy định.
Đối với đề nghị quy định rõ chứng từ nào được xem là chứng từ chứng minh quyền sử dụng hợp pháp về nhà xưởng, mặt bằng sản xuất: Tổng cục Hải quan ghi nhận để sửa đổi, bổ sung Thông tư số 38/2015/T-BTC.
Nhiều DN cho biết, khi tài khoản của DN đã mất mật khẩu, mất chữ ký số dẫn đến việc khôi phục, cung cấp lại thông tin tài khoản từ Tổng cục Hải quan cần thủ tục gửi hồ sơ giấy tờ mất thời gian. Do đó, DN đề nghị có cơ chế nào để được cấp lại mật khẩu mà không cần phải gửi hồ sơ, giấy tờ ?
Về vấn đề này, Tổng cục Hải quan cho rằng, thông tin tài khoản và chữ ký số là những thông tin rất quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp tới việc khai báo hải quan của DN. Vì vậy, để bảo vệ thông tin cho DN, thủ tục khôi phục, cấp lại tài khoản cho DN cần được thực hiện chặt chẽ.
Cục Thuế Hải Dương phản ánh, cơ quan Hải quan (cụ thể là cơ quan kiểm tra sau thông quan) áp dụng mã số, mã vạch nước ngoài đối với các DN làm gia công một cách quá máy móc và không hiệu quả, thường bắt lỗi DN ở mục này, trong khi gần như 100% các DN gia công đều không làm được cấp phép mã số mã vạch nước ngoài.
Theo Tổng cục Hải quan, việc cơ quan Hải quan áp dụng mã số, mã vạch nước ngoài đối với DN gia công như phản ánh là không phù hợp. Tuy nhiên, cần làm rõ phản ánh của DN tại câu hỏi, theo đó cơ quan kiểm tra sau thông quan ở đây đã yêu cầu cụ thể áp dụng như thế nào? để có cơ sở khẳng định vấn đề này đúng hay sai, có liên quan tới cơ quan Hải quan hay không, Tổng cục Hải quan đề nghị Cục Thuế Hải Dương gửi phản ánh cụ thể để được trả lời chi tiết nhất.