游客发表

【bd kq truc tiep】Lại nhức nhối trước thực phẩm “bẩn”

发帖时间:2025-01-25 15:36:44

Hải quan Quảng Ninh kiểm soát chặt thực phẩm,bẩnbd kq truc tiep phụ gia thực phẩm Buôn bán thực phẩm giả, 1 doanh nghiệp bị xử phạt hơn 100 triệu đồng Ngăn chặn thực phẩm "bẩn" bùng phát
Lại nhức nhối trước thực phẩm “bẩn”
Các lực lượng Hải quan, Quản lý thị trường, Công an Quảng Ninh phối hợp triển khai "Tháng hành động vì an toàn thực phẩm".

Phát hiện nhiều vụ việc, cơ sở vi phạm

Qua ghi nhận của phóng viên Tạp chí Hải quan, thực hiện “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm“ năm 2024” (từ 15/4 đến 15/5/2024), tại các địa phương trên cả nước, lực lượng chức năng đã đồng loạt ra quân tuyên truyền, kiểm tra, xử lý các hành vi kinh doanh thực phẩm không đảm bảo điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định, góp phần bảo vệ sức khỏe cho người tiêu dùng, nâng cao văn minh thương mại.

Qua kiểm tra, xử lý, lực lượng chức năng như Hải quan, Quản lý thị trường, Công an đã xử lý hàng nghìn tụ điểm, phương tiện vận chuyển, các loại hình kinh doanh qua thương mại điện tử, các dịch vụ vận chuyển, các hành vi gian lận thương mại qua hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, cũng như phối hợp xác minh, xử lý vi phạm về nguồn gốc hàng hóa nhập lậu...

Tại Quảng Ninh, triển khai tháng cao điểm, Cục Hải quan Quảng Ninh đã chỉ đạo các Chi cục Hải quan và các Đội Kiểm soát Hải quan số 1, số 2 tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, kiểm soát chặt chẽ các nhóm mặt hàng liên quan đến an toàn thực phẩm. Trong đó, tập trung vào các nhóm mặt hàng như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản, các loại thực phẩm đồ uống, phụ gia thực phẩm, vật tư nông nghiệp giả, kém chất lượng, quá hạn sử dụng, không rõ nguồn gốc xuất xứ… Đồng thời, triển khai đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ kiểm soát hải quan, tập trung vào các tuyến địa bàn trọng điểm nhằm ngăn chặn, phát hiện, xử lý kịp thời các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép nhóm mặt hàng thực phẩm kém chất lượng… qua biên giới vào nội địa tiêu thụ.

Kết quả, lực lượng Hải quan đã chủ trì phát hiện, bắt giữ, xử lý 5 vụ, trị giá hàng hóa vi phạm là 147,66 triệu đồng, hàng hóa vi phạm chủ yếu là xúc xích, trà xanh trộn sữa, nầm lợn đông lạnh, lòng lợn sấy khô, chân gà tươi sống, xúc xích lợn… không rõ nguồn gốc.

Cũng tại địa phương này, lực lượng Quản lý thị trường ban hành Kế hoạch kiểm tra chuyên đề an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh, với 24 cơ sở kinh doanh hoa quả nhập khẩu, nông sản sạch. Đồng thời, tổ chức kiểm tra 69 cơ sở kinh doanh thực phẩm, phát hiện, xử lý 64 cơ sở, xử phạt vi phạm hành chính hơn 540 triệu đồng, buộc tiêu hủy 2 tấn chân vịt qua sơ chế; 1.280 gói và 1.876 kg xúc xích; 250 kg nầm lợn, 800 kg trứng gà non, 350 gói chân gà tẩm vị và 3.710 gói bimbim, kẹo, xúc xích, ô mai... nhập lậu, không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Còn tại Lạng Sơn, trong tháng cao điểm, lực lượng Quản lý thị trường đã kiểm tra 277 vụ trong đó số vụ vi phạm 205 vụ, với tổng số tiền xử phạt vi phạm hành chính hơn 1,5 tỷ đồng, trị giá hàng hóa vi phạm hơn 530 triệu đồng.

Không chỉ phức tạp ở khu vực biên giới, tại các địa phương trong nội địa như Hà Nội, Hải Dương, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên…, các lực lượng chức năng đã xử lý hàng nghìn cơ sở, tụ điểm tập kết thực phẩm bẩn.

Tại Hà Nội, triển khai tháng cao điểm, các Đội Quản lý thị trường thuộc Cục Quản lý thị trường Hà Nội đã kiểm tra, xử lý 239 vụ vi phạm về an toàn thực phẩm; xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền 2,51 tỷ đồng; buộc tiêu hủy hàng hóa, tang vật vi phạm trị giá 2,119 tỷ đồng (tăng về số vụ, số tiền phạt và trị giá hàng tiêu hủy so với Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2023).

Nguy hại từ thực phẩm "bẩn"

Qua ghi nhận của Cục Quản lý thị trường Hà Nội, trong 5 tháng đầu năm 2024 và trong “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2024”, bên cạnh các cơ sở kho lạnh, trung tâm thương mại, chuỗi hệ thống cửa hàng tiện ích, siêu thị kinh doanh thực phẩm uy tín có quy mô, tổ chức bài bản, đúng quy định vẫn còn tồn tại một số cơ sở kinh doanh thực phẩm đông lạnh, cơ sở kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ, nằm xen lẫn trong khu dân cư hoặc tập kết tại các điểm nằm ở huyện ngoại thành. Một số cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm chưa đáp ứng đầy đủ các yêu cầu, quy định của pháp luật trong sản xuất, chế biến thực phẩm, sử dụng nguyên liệu không rõ nguồn gốc, không đảm bảo an toàn thực phẩm. Điều đáng nói, số lượng cơ sở kinh doanh nhỏ lẻ có xu hướng tăng do tiết giảm được chi phí thuê mặt bằng trong các kho lạnh, kéo theo nguy cơ tiềm ẩn về không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Theo đánh giá của Ban chỉ đạo về an toàn thực phẩm TP Hà Nội, thời điểm tiến hành phát động Tháng hành động, Hà Nội và các tỉnh phía Bắc trải qua đợt nắng nóng kéo dài nên công tác đảm bảo an toàn thực phẩm càng được chú trọng. Nắng nóng kéo dài kết hợp thời tiết khắc nghiệt dẫn đến nguy cơ cao gây ra các vụ ngộ độc liên quan thực phẩm, nhất là thực phẩm thức ăn đường phố.

Cục Quản lý thị trường Hà Nội kiến nghị UBND, Ban chỉ đạo an toàn thực phẩm các cấp tăng cường phối hợp kiểm tra, kiểm soát thị trường, xử lý nghiêm theo quy định pháp luật các tổ chức cá nhân vi phạm trong kinh doanh, chế biến thực phẩm. Đồng thời, khuyến cáo người tiêu dùng chỉ nên mua thực phẩm nói chung, thực phẩm tươi sống, đông lạnh nói riêng tại các cơ sở kinh doanh, chế biến có đảm bảo về an toàn thực phẩm như siêu thị, trung tâm thương mại, chuỗi cửa hàng của các doanh nghiệp có uy tín trên thị trường. Người tiêu dùng khi mua hàng cần yêu cầu người bán hàng xuất hóa đơn bán hàng và không nên tiêu dùng, sử dụng các sản phẩm thực phẩm không được bảo quản đúng cách, thực phẩm đã bị biến đổi, nấm mốc, ôi thiu nhất là tại các cơ sở kinh doanh, chế biến thực phẩm đường phố không đảm bảo an toàn thực phẩm, sử dụng nguyên liệu không rõ nguồn gốc xuất xứ, không đảm bảo chất lượng.

    热门排行

    友情链接