当前位置:首页 > La liga > 【kq haka】Thị trường hàng hoá được hưởng lợi thế nào từ thương mại Việt Nam 正文

【kq haka】Thị trường hàng hoá được hưởng lợi thế nào từ thương mại Việt Nam

来源:88Point   作者:World Cup   时间:2025-01-11 17:52:26
Việt Nam - Australia: Thúc đẩy hoạt động xúc tiến thương mại và đầu tư Việt Nam - Australia thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực khoa học - công nghệ,ịtrườnghànghoáđượchưởnglợithếnàotừthươngmạiViệkq haka đổi mới sáng tạo

Điều này hứa hẹn mở ra những cơ hội lớn, đặc biệt là trong lĩnh vực thương mại hàng hoá…

Tiềm năng thương mại hàng hoá sôi động

Trong khu vực ASEAN, Việt Nam là nền kinh tế quan trọng thứ hai đối với Australia xét về xuất khẩu hàng hóa, chiếm khoảng 2,1% trên tổng giá trị theo số liệu năm 2023. Con số này tăng từ khoảng 1,5% trước đại dịch Covid-19.

Australia được coi là đối tác thương mại lớn thứ 7 của Việt Nam, đứng thứ 13 về xuất khẩu và thứ 9 về nhập khẩu. Ngược lại, Việt Nam cũng là đối tác thương mại lớn thứ 10 của Australia. Việc nâng cấp mối quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện nhấn mạnh một trong các mục tiêu hợp tác kinh tế, thương mại hiệu quả hơn trong tương lai. Điều này có thể sẽ đem lại tiềm năng khá lớn cho chuỗi giá trị hàng hoá thương mại giữa hai bên.

Thực chất, thương mại song phương giữa hai nước trong thời gian qua cũng đã ghi nhận nhiều kết quả tích cực. Năm 2022, giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước đạt 15,7 tỷ USD, tăng 26,9% so với năm 2021. Năm 2023, số liệu từ Tổng cục Hải quan Việt Nam cho thấy thương mại hàng hóa hai chiều đạt gần 14 tỷ USD.

Thị trường hàng hoá được hưởng lợi thế nào từ thương mại Việt Nam – Australia?
Kim ngạch xuất nhập khẩu song phương của Việt Nam - Australia

Các mặt hàng được xuất khẩu nhiều nhất sang Australia hiện vẫn là nhóm hàng chủ lực của Việt Nam, bao gồm sản phẩm điện thoại và linh kiện điện tử, máy móc, m

Thị trường hàng hoá được hưởng lợi thế nào từ thương mại Việt Nam – Australia?
Ông Phạm Quang Anh, Giám đốc Trung tâm Tin tức Hàng hóa Việt Nam

Đánh giá về tiềm năng hợp tác trong tương lai, ông Phạm Quang Anh, Giám đốc Trung tâm Tin tức Hàng hóa Việt Nam cho biết các doanh nghiệp nước ta có thể chủ động tận dụng cơ hội này và thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng thế mạnh dù “không mới” đối với Việt Nam như: gạo, cà phê, trái cây… nhưng lại có “sức hút mới” trên đất Australia.

Các mặt hàng thế mạnh được thúc đẩy

Hai tháng đầu 2024, nhiều mặt hàng thế mạnh của Việt Nam dù kim ngạch xuất khẩu sang Australia còn khiêm tốn nhưng đã ghi nhận tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ. Trong đó, cà phê là mặt hàng có đà tăng ấn tượng nhất trong giai đoạn này.

Theo dữ liệu từ Tổng cục Hải quan, tính đến tháng 2, kim ngạch xuất khẩu cà phê Việt Nam sang Australia tăng gần 1,5 lần so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 7,57 triệu USD, là mức cao nhất trong vòng 4 năm trở lại đây. Nhờ lợi thế là quốc gia cung ứng cà phê Robusta lớn nhất thế giới, Việt Nam sẵn sàng đáp ứng nhu cầu đa dạng hoá trải nghiệm của giới trẻ tại Australia, bên cạnh việc tiêu dùng cà phê Arabica như truyền thống.

Thị trường hàng hoá được hưởng lợi thế nào từ thương mại Việt Nam – Australia?
Khối lượng và kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang Australia

MXV cho biết gạo Việt Nam cũng đã tạo ra sự đột phá tại thị trường Australia giai đoạn đầu năm 2024 và hứa hẹn sẽ tiếp tục là điểm sáng trong thương mại giữa hai nước. Với chất lượng cao và chiến lược xây dựng thương hiệu quốc tế hiệu quả, gạo Việt Nam không chỉ đáp ứng được các tiêu chuẩn khắt khe mà còn có cơ hội khẳng định vị thế tại Australia.

Mặc dù được đánh giá là thị trường khó tính nhất thế giới nhưng sự chuyển dịch nhu cầu của các nhà nhập khẩu Australia đã cho thấy tiềm năng rất lớn của ngành gạo nước ta để gia tăng thị phần, cạnh tranh với gạo Thái Lan. Theo số liệu của Tổng cục Hải quan Việt Nam, hai tháng đầu năm nay, giá trị xuất khẩu gạo sang Australia cũng tăng 35,7% so với cùng kỳ năm ngoái.

Ngược lại, Việt Nam tiếp tục nhập khẩu từ Australia các sản phẩm như than đá, quặng sắt, bông, lúa mì, kim loại, rau quả... Thị trường bông sợi là một ví dụ điển hình khi Việt Nam trở thành thị trường xuất khẩu bông sợi đơn lẻ lớn nhất của Australia trong năm 2023, chiếm 40% tổng kim ngạch xuất khẩu bông sợi, gấp đôi thị phần năm 2020.

Trong bối cảnh sản lượng bông Mỹ sụt giảm mạnh do ảnh hưởng thời tiết, bông sợi từ Australia với sự hỗ trợ từ các hiệp định thương mại đang dần trở thành nguồn cung không thể thiếu đối với Việt Nam. Tận dụng sự nâng cấp quan hệ giữa hai nước, Việt Nam và Australia có thể giữ vững vai trò bạn hàng lớn nhất về bông trong thời gian tới, đồng thời tạo điều kiện để hàng dệt may của Việt Nam có cơ hội duy trì mức tăng trưởng đột biến tại thị trường này như trong hai năm qua.

Mở đường phát triển những hàng hóa nguyên liệu của “tương lai”

Bên cạnh các mặt hàng tiềm năng của hai quốc gia có thể được thúc đẩy song phương trong tương lai, sự tăng cường hợp tác còn mang lại cơ hội khai phá những hàng hoá nguyên liệu “rất mới” là thế mạnh của Australia.

Nhìn về triển vọng chung, Australia là quốc gia giàu có về tài nguyên kim loại, nằm trong top 3 trữ lượng khoáng sản quan trọng có nhu cầu cao trên toàn cầu, nổi bật nhất là kẽm, lithium, niken, coban, đồng… Trong khi đó, các kim loại này đóng vai trò rất quan trọng trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, hướng tới xây dựng kịch bản “Net-zero”. Đây cũng chính là mục tiêu trung và dài hạn mà Việt Nam đang hướng tới cho đến năm 2050.

Thị trường hàng hoá được hưởng lợi thế nào từ thương mại Việt Nam – Australia?
Thị phần sản xuất một số kim loại của Australia

Từ năm 2017 đến năm 2023, nhu cầu từ ngành năng lượng đã khiến tiêu thụ lithium trên thế giới tăng gấp ba lần, đồng tăng 4 lần, coban tăng 70% và nhu cầu về niken tăng 40%. Theo dự báo của Cơ quan năng lượng quốc tế (IEA), trong kịch bản “Net-zero” vào năm 2050, nhu cầu đối với các kim loại này có thể tăng gấp ba lần rưỡi cho đến năm 2030.

Trong khuôn khổ làm việc giữa hai nước Việt Nam – Australia vừa qua, một trong những phương hướng lớn được đưa ra đó là việc thúc đẩy chuyển đổi xanh mạnh mẽ. Trong đó, Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh về việc hai bên mở rộng hợp tác trong lĩnh vực năng lượng và tài nguyên, thông qua đẩy mạnh thương mại và đầu tư, phát triển chuỗi cung ứng năng lượng tái tạo mới nổi, bền vững, giúp cả hai nước đạt được mục tiêu phát thải ròng bằng 0.

“Điều này có thể sẽ thúc đẩy nhiều hơn nhu cầu tiêu thụ kim loại của Việt Nam trong dài hạn, lĩnh vực mà Australia là một trong những nhà cung cấp nguyên liệu hàng đầu thế giới. Trong tương lai không xa, các nguyên liệu kim loại được kỳ vọng có thể đóng góp vào kim ngạch thương mại song phương, bên cạnh những hàng hoá thế mạnh truyền thống. Về dài hạn, nỗ lực tăng cường hợp tác cũng sẽ giúp hạn chế một số rủi ro liên quan tới sự khan hiếm nguồn cung kim loại trong bối cảnh nhu cầu được đánh giá là bùng nổ vào kỷ nguyên xanh sắp tới”, ông Phạm Quang Anh đánh giá.

标签:

责任编辑:Thể thao