【trận monza】EVNNPC: Cung cấp dịch vụ thanh toán thuận lợi
Nỗ lực đầu tư,ấpdịchvụthanhtoánthuậnlợtrận monza mở rộng hợp tác
Báo cáo của EVNNPC cho biết, tính đến hết tháng 10/2020, toàn Tổng công ty đang kinh doanh bán điện cho hơn 10.109.039 khách hàng sử dụng điện. Trong đó, trên 9,159 triệu khách hàng sử dụng điện sinh hoạt và 949.550 khách hàng ngoài sinh hoạt.
Nhằm tạo điều kiện cho khách hàng sử dụng điện thực hiện nghĩa vụ tài chính, ngay từ năm 2013, EVNNPC đã triển khai hàng loạt giải pháp từ đầu tư, nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin (CNTT), nghiên cứu áp dụng thành quả của công nghệ 4.0; mở rộng hợp tác với các tổ chức trung gian; đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn khách hàng thanh toán tiền điện.
Trung tâm CSKH tiếp nhận các yêu cầu liên quan đến dịch vụ điện |
Cụ thể, EVNNPC đã đầu tư nâng cấp, hoàn thiện hệ thống CNTT, nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý vận hành hệ thống điện; thành lập Trung tâm chăm sóc khách hàng (CSKH) tiếp nhận các yêu cầu liên quan đến dịch vụ điện; xây dựng, triển khai nhiều phần mềm ứng dụng quản lý khách hàng, tài chính… nhằm giảm chi phí, nâng cao hoạt động SXKD, tăng cường sự minh bạch trong hoạt động của Tổng công ty.
Bên cạnh đó, Tổng công ty đã triển khai ký thỏa thuận hợp tác với 12 ngân hàng (Agribank, BIDV, ViettinBank, VietcomBank, ABBank, Techcombank, MBBank, VIB, LienVietPostBank, HDBank...) và 10 tổ chức trung gian cung cấp dịch vụ thu tiền điện (VNPost, Viettel, Ecpay, Payoo, VNPay, VTC, VED…), nhằm tạo thuận lợi cho tất cả các khách hàng thanh toán tiền điện nhanh và hiệu quả nhất, tránh tình trạng bị ngừng cung cấp điện (cắt điện) xảy ra.
Theo đó, EVNNPC đã phối hợp với ngân hàng và tổ chức trung gian để trao đổi, bàn giải pháp hỗ trợ, nhất là về cơ chế hỗ trợ nhóm khách hàng (phí thẻ, dịch chuyển điểm giao dịch, truyền thông...) để tăng cường tỷ lệ khách hàng thanh toán tiền điện không sử dụng tiền mặt; nghiên cứu, lựa chọn các giải pháp mới thanh toán tiền điện không sử dụng tiền mặt như: Mã phản hồi nhanh (QR Code), Vietel pay, mobile payment, công nghệ mPOS...
Như vậy, ngoài thu, nộp tại quầy thuộc ngành điện và của các đối tác (siêu thị, ngân hàng, viettel, bưu điện…), khách hàng có thể thanh toán tiền điện bằng nhiều hình thức như trích nợ tự động, SMS & Mobile banking, Internetbanking, ví điện tử, thẻ ATM, ủy nhiệm thu - ủy nhiệm chi, thanh toán qua website CSKH EVNNPC…
EVNNPC cũng tăng cường các giải pháp truyền thông, hướng dẫn cho khách hàng từ trực tiếp, qua tổng đài, email, ứng dụng tài chính; thông tin trên báo chí, đài phát thanh, website nội bộ và mạng xã hội. Mỗi tài liệu tuyên truyền, hướng dẫn đều có nội dung chi tiết, phù hợp với từng nhóm đối tượng, dễ dàng cho khách hàng thực hiện.
Mang lại lợi ích thiết thực cho khách hàng
Ông Lê Văn Trang - Phó Tổng giám đốc EVNNPC - cho biết, lợi ích của việc đẩy mạnh thanh toán tiền điện qua ngân hàng mang lại lợi ích rất lớn không chỉ cho tổ chức trung gian, Tổng công ty mà cả khách hàng sử dụng điện, giúp khách hàng dễ dàng kiểm soát trong các giao dịch, tiết kiệm thời gian, chi phí đi lại… Chính vì vậy, thực hiện chủ trương của Chính phủ về thanh toán không dùng tiền mặt cũng như tạo điều kiện cho khách hàng, Tổng công ty đã có nhiều nỗ lực thực hiện tốt nghĩa vụ của mình.
Nhờ đẩy mạnh công tác thu tiền điện không dùng tiền mặt, đến hết tháng 10/2020, tỷ lệ thu của tổng công ty đã đạt 55,22%, cao hơn kế hoạch Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) giao 5,22%; doanh thu qua kênh thanh toán không tiền mặt đạt 86,70%, vượt kế hoạch EVN giao 1,70%. Trong đó, thu qua ngân hàng tỷ lệ khách hàng chiếm 19,07%, tỷ lệ tiền thu chiếm 73,17%; qua ví điện tử của tổ chức trung gian tỷ lệ khách hàng chiếm 36,17%, tỷ lệ tiền thu chiếm 13,54%.
Ông Đỗ Hữu Hùng (Nam Định) - khách hàng sử dụng điện - cho hay, thời gian qua ngành điện đã có nhiều cải tiến trong cung cấp dịch vụ thanh toán. Trước đây, mỗi lần thanh toán tiền điện, chúng tôi phải nhận nhiều loại giấy tờ như: Thông báo chỉ số, thông báo tiền điện, mang tiền đến tận trụ sở điện lực hoặc điểm thanh toán để nộp tiền điện rồi mới nhận hóa đơn về ghim vào một chỗ. Như vậy vừa vất vả, mất thời gian và bất tiện cho cả hai bên. Tuy nhiên từ ngày ứng dụng công nghệ mới, chỉ cần có điện thoại thông minh hoặc máy tính kết nối internet là xử lý hết tất cả.
Theo ông Nguyễn Hồng Đại – Phó Tổng giám đốc VSIP Hải Phòng, mỗi tháng các đơn vị trong khu công nghiệp phải chi trả hàng tỷ đồng tiền điện, trước đây việc thực hiện các thủ tục tiếp nhận xử lý các thông báo, thanh toán của ngành điện mất nhiều thời gian vì qua nhiều phòng, ban, nhưng hiện nay chỉ cần 1 người có thể xử lý nhanh chóng, thuận tiện.
Mặc dù đã đạt được những kết quả tích cực, song hiện vẫn còn nhiều khách hàng, đặc biệt là các DN sản xuất công nghiệp, các cơ quan hành chính sự nghiệp, dịch vụ công ích chưa thực hiện thanh toán cho ngành điện đúng hạn theo quy định trong hợp đồng mua-bán điện, gây khó khăn cho Tổng công ty và các đơn vị thành viên.
Theo ông Trang, để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của Tổng công ty cũng như các đơn vị thành viên, rất cần ý thức trách nhiệm của người đứng đầu các DN, cơ quan hành chính sự nghiệp, dịch vụ công ích nói riêng và khách hàng nói chung trong việc thực hiện nghĩa vụ tài chính đã cam kết trong hợp đồng mua-bán điện.