【bảng xếp hạng vô địch quốc gia scotland】Câu hỏi khó cho ngành giáo dục
Cùng với việc mở rộng quy mô và loại hình đào tạo của các trường đại học công lập,ỏikhoacutechongagravenhgiaacuteodụbảng xếp hạng vô địch quốc gia scotland trong những năm cuối thập niên 1990 của thế kỷ trước và đầu năm 2000, hàng loạt trường đại học, cao đẳng ngoài công lập ồ ạt ra đời. Chỉ trừ một vài tỉnh mới thành lập hoặc quá khó khăn, trong đó có Bình Phước, còn gần như tỉnh, thành nào cũng có ít nhất một trường đại học. Thiếu cơ sở vật chất và các điều kiện giảng dạy, thiếu đội ngũ giảng viên nên nhiều trường thành lập xong rồi để đó vì không tuyển sinh được. Những trường có điều kiện hơn thì phải áp dụng rất nhiều “chiêu” khuyến mãi mới tuyển dụng được học viên. Vì thế, mấy năm gần đây lại rộ lên tình trạng “bán” các trường đại học, cao đẳng.
Sự yếu kém về chất lượng đào tạo ở nhiều trường đại học, cao đẳng là nguyên nhân cơ bản khiến hàng trăm ngàn cử nhân, hàng chục ngàn thạc sĩ thất nghiệp. Điều này đã được đề cập rất rõ khi mới đây, bản tin cập nhật của Viện Khoa học Lao động và Xã hội về thị trường lao động quý 1/2015 cho thấy, trong 3 tháng đầu năm, cả nước có hơn 1,1 triệu người thất nghiệp, tăng 114 ngàn người so với cùng kỳ năm 2014. Số lao động có trình độ đại học, sau đại học thất nghiệp tăng từ hơn 162 ngàn lên gần 178 ngàn người; lao động tốt nghiệp cao đẳng thất nghiệp tăng từ 79 ngàn người lên hơn 100 ngàn; lao động không có bằng cấp từ gần 630 ngàn lên 726 ngàn... Thế nhưng với tâm lý sính bằng cấp, mỗi năm hàng triệu học sinh lớp 12 vẫn chen lấn nhau trong những “lò” luyện thi ngột ngạt ở các thành phố lớn với mong muốn vào được một trường đại học nào đó, bất kể công lập hay dân lập!
Từ trước tới nay, báo chí nói rất nhiều về tình trạng thừa thầy thiếu thợ. Nhưng thật ra thì chúng ta đang thiếu cả thầy và thợ. Đó là thiếu những người thực sự có năng lực và thiếu một số ngành nghề. Trong khi rất nhiều doanh nghiệp đang cần lao động nhưng không tuyển dụng được thì chúng ta đang phải nhập khẩu hàng vạn lao động nước ngoài, từ công nhân đến kỹ sư. Ở các dự án lớn tại Hà Tĩnh, Bình Dương... khi xảy ra một số sự việc thì mới vỡ lẽ là có hàng chục ngàn lao động nước ngoài đang làm những việc mà lao động Việt Nam hoàn toàn có khả năng đảm nhận nếu được đào tạo đúng ngành nghề.
Tại các cuộc thi học sinh giỏi của khu vực và thế giới, Việt Nam luôn giành được nhiều giải và giải cao. Gần đây nhất, tại kỳ thi Olympic Vật lý châu Á được tổ chức tại Hàn Châu (Trung Quốc), đoàn Việt Nam có 8 học sinh dự thi thì cả 8 em đều đoạt giải với 2 HCV, 3 HCB, 1 HCĐ và 2 bằng khen. Khả năng thi của người Việt Nam được xếp vào hàng nhất thế giới. Thế nhưng điều quan trọng và khó hơn rất nhiều là việc đào tạo được một đội ngũ nhân lực đông đảo có chất lượng. Do chất lượng đào tạo thấp nên năng suất lao động của người Việt Nam hiện thua rất xa các nước trong khu vực và thế giới. Theo nghiên cứu của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) vừa công bố cho thấy, năng suất lao động của Việt Nam thuộc nhóm thấp nhất châu Á - Thái Bình Dương, thấp hơn Singapore gần 15 lần, thấp hơn Nhật 11 lần và Hàn Quốc 10 lần.
Đó là lý do cơ bản khiến chúng ta không đủ năng lực cạnh tranh trong tiến trình hội nhập.
Thảo Nguyên