Sự lựa chọn dàn diễn viên này là hợp lý,ọngnóiđâuphảilàchuyệnnhỏgiải mexico hôm nay do trong phim, nhân vật chính, người Trung Quốc, đã đi suốt một hành trình dài 3.000 dặm từ Thượng Hải đến vùng tuyết trắng mênh mông của dãy núi Himalaya. Nhưng đó là một sự lạ với Hollywood, bởi hiếm khi có một phim, kể cả là hoạt hình, được đầu tư hoành tráng mà không có sự góp mặt của các ngôi sao Mỹ da trắng hạng A. Nữ diễn viên chính trong Abominable - Bennet Wang - có mẹ là người Trung Quốc, từng trầy trật mãi không được giao vai diễn chính, cho đến khi cô sử dụng họ Bennet của người cha. Một bộ phim lớn với các nhân vật Trung Quốc, được lồng tiếng chủ yếu bởi người Mỹ gốc Á như Abominable có thể coi là hiện tượng “hiếm như nhật thực”. Nói cho công bằng thì Hollywood, vốn nổi tiếng vì sự kỳ thị chủng tộc, gần đây đã bắt đầu nhân nhượng. Nhiều bộ phim sản xuất gần đây đã có sự tham gia của các diễn viên châu Á từ khắp nơi trên thế giới. Gần nhất là Bao, một phim ngắn của Pixar, lấy bối cảnh trung tâm là một gia đình Trung Quốc ở Toronto, có một dàn diễn viên lồng tiếng phần lớn người Canada gốc Á. Có thể ai đó sẽ mỉm cười, bởi lẽ đây là phim hoạt hình. Chuyện một người Mỹ 100% lồng tiếng cho nhân vật gốc Á liệu có phải là vấn đề gì to tát đến thế?! Những người Mỹ gốc Á không nghĩ thế đâu. Họ không muốn – dù chỉ là giọng nói – của một diễn viên da trắng đại diện cho một nhân vật châu Á. Thế nhưng hầu hết các bộ phim kinh phí lớn của Hollywood đều đã làm vậy. Năm 2016, bộ phim Kubo and the Two Strings (tựa đề tiếng Việt là “Kubo và sứ mệnh Samurai”) lấy bối cảnh nước Nhật thời cổ đại đã được lồng tiếng nói của các diễn viên Art Parkinson, Charlize Theron và Matthew McConaughey. Phiên bản live-action 2017 của Ghost in the Shell (tựa đề tiếng Việt: Vỏ bọc ma) dựa trên nguyên tác là tác phẩm manga Nhật Bản có giọng nói của nữ diễn viên Scarlett Johansson trong vai Major Killian… Cho đến bây giờ, các diễn viên châu Á vẫn chưa được đánh giá cao trên các sàn diễn Mỹ. Abominable, vì thế, là một tín hiệu thực sự đáng mừng cho họ. Mặc dù vậy, nếu quan sát kỹ hơn một chút, người ta có thể thấy một điều thú vị, lý giải cho “hiện tượng nhật thực”: bộ phim là sản phẩm hợp tác giữa hãng phim DreamWorks Animation của Mỹ và China Pearl Studio của Trung Quốc. |