当前位置:首页 > La liga

【kèo nha cái 5】Tái cơ cấu kinh tế thành công, tác động tích cực đến ngân sách

Chính phủ đã đưa ra nhiều giải pháp kiểm soát nợ công hiệu quả                      Ảnh: T.L

Chính phủ đã đưa ra nhiều giải pháp kiểm soát nợ công hiệu quả.

Kỳ họp kết thúc thành công và để lại nhiều dấu ấn với đại biểu,áicơcấukinhtếthànhcôngtácđộngtíchcựcđếnngânsákèo nha cái 5 cử tri cả nước khi những nội dung quan trọng với quốc kế dân sinh đã được Quốc hội thảo luận nghiêm túc, kỹ lưỡng, những vấn đề cử tri quan tâm được Chính phủ trả lời thẳng thắn, trách nhiệm với mục tiêu, giải pháp rõ ràng. Đây là nhận xét của đại biểu Hoàng Quang Hàm (Phú Thọ) trong cuộc trao đổi với PV TBTCVN vào cuối kỳ họp.

* PV: Thưa ông, ông cảm nhận thế nào về những dấu ấn của kỳ họp Quốc hội lần này?

- ĐB Hoàng Quang Hàm: Theo tôi, kỳ họp thứ 2 ghi nhận nhiều điểm nhấn đáng chú ý. Cụ thể như kỳ họp này đã thể hiện mạnh mẽ hơn vị thế, quyết tâm của Quốc hội trong việc thực hiện quyền của mình theo quy định của Hiến pháp. Ví dụ như Quốc hội đã quyết định dừng 2 luật, chưa thông qua dù đã có trong chương trình dự kiến là Luật về Hội và Luật sửa đổi, bổ sung Bộ luật Hình sự.

Trong quá trình chuẩn bị kỳ họp này, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) và các uỷ ban của Quốc hội đã thẩm tra các dự thảo luật rất công phu, trách nhiệm, chẳng hạn như với Luật sửa đổi các điều kiện kinh doanh. Có thể nói tinh thần trách nhiệm của Quốc hội và các đại biểu Quốc hội được nâng lên, hoạt động phù hợp với Hiến pháp, thể hiện nguyện vọng, ý chí của nhân dân, cử tri của cả nước.

ĐB Hoàng Quang Hàm
ĐB Hoàng Quang Hàm

Đặc biệt, hoạt động chất vấn của Quốc hội kỳ này cũng là một “điểm sáng”, đi vào những vấn đề cụ thể, bức xúc. Việc đổi mới theo hướng tranh luận trực tiếp đã nâng cao chất lượng hoạt động chất vấn, có tác động mạnh hơn đến ý thức trách nhiệm trong điều hành của Chính phủ, của các bộ, ngành.

* PV: Trong phần chất vấn vừa qua, ông ấn tượng nhất với phần trả lời nào?

- ĐB Hoàng Quang Hàm:Theo tôi, phần chất vấn và trả lời chất vấn Thủ tướng để lại cho tôi nhiều ấn tượng nhất. Bởi Thủ tướng trả lời thẳng thắn vào từng vấn đề, tương đối dứt khoát, rõ ràng từng việc, làm hài lòng cử tri và cả các đại biểu. Mọi vấn đề nêu ra đều được giải thích phù hợp với từng nội dung hỏi. Có những câu hỏi rất khó như hỏi về văn hóa từ chức, hay về bao giờ Việt Nam sánh vai với các cường quốc, Thủ tướng trả lời tôi thấy hợp lý. Bởi mong muốn thì ai cũng mong muốn, nhưng chúng ta phải đi từng bước một, sánh vai trong khu vực, trong châu lục, rồi tiến tới sánh vai với các cường quốc trên thế giới và phải có sự nỗ lực của từng người. Tôi cho rằng phần của Thủ tướng rất ấn tượng.

* PV: Cũng trong kỳ họp này, một vấn đề được đại biểu, cử tri quan tâm là nợ công, ngân sách đã được báo cáo giải trình tại Quốc hội. Ông đánh giá thế nào về nội dung này?

- ĐB Hoàng Quang Hàm:Mặc dù không phải là vấn đề được chất vấn, nhưng báo cáo giải trình của của Bộ Tài chính, việc Bộ Tài chính tham mưu cho Chính phủ đã có cái nhìn rất thẳng thắn về vấn đề nợ công, ngân sách. Trong giai đoạn tới, áp lực nợ công sẽ tăng hơn trước, thể hiện ở thời hạn trả nợ gia tăng hơn giai đoạn trước, cùng với việc chúng ta sẽ tốt nghiệp ODA nên thời gian vay và lãi suất vay tăng. Đồng thời, áp lực trả nợ công tăng khi trần nợ Chính phủ tăng từ 50% lên 54%, có nghĩa là nghĩa vụ nợ trực tiếp của Chính phủ tăng lên. Việc Chính phủ đánh giá thực tế, thẳng thắn có nghĩa rằng chúng ta đã nhìn nhận nợ công đúng với thực trạng, để có các giải pháp tránh ảnh hưởng an ninh tài chính quốc gia. Thực tế, con số so sánh tỷ lệ nợ công trên GDP cũng chỉ có ý nghĩa nhất định, điều quan trọng là chúng ta phải có tích lũy để trả nợ. Đó mới là vấn đề lớn cần thực hiện.

* PV: Tại kỳ họp này, Chính phủ cũng đề ra chỉ tiêu, các giải pháp về cơ cấu lại nợ công, tái cơ cấu thu chi ngân sách. Ông đánh giá thế nào về các giải pháp này?

- ĐB Hoàng Quang Hàm: Thực ra, những chỉ tiêu về nợ công chỉ là một phần, phần quan trọng là giải pháp thực hiện. Chính phủ, với sự tham mưu của Bộ Tài chính đã đưa ra nhiều giải pháp tích cực như là cơ cấu lại nợ bất cứ khi nào có thể, tăng vay nợ trong nước, giảm vay nợ nước ngoài, nhằm kiểm soát nợ công tốt hơn. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng thực hiện nới dài kỳ hạn vay trái phiếu để không gây sức ép trả nợ, kéo giảm lãi suất để giảm chi phí vay.

Đối với tái cơ cấu thu chi, việc cơ cấu lại thu tập trung vào nội địa là cần thiết. Trước đây chúng ta tập trung vào thu từ tài nguyên, khoáng sản, bán đất đai. Nay việc thay đổi hướng đi là đúng đắn, chúng ta không thể dựa mãi vào bán tài nguyên, nhưng việc có thu được như mục tiêu hay không còn phụ thuộc vào việc tái cơ cấu nền kinh tế. Nếu cơ cấu đúng thì mới phát triển sản xuất, mới có nguồn thu. Chính phủ rất quyết tâm thực hiện điều này, dù giai đoạn tới khá khó khăn bởi mục tiêu là quy mô thu tăng 1,65 lần, tốc độ tăng thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh là 20%, trong khi giai đoạn trước chỉ 15%. Để đạt được điều này, không có cách nào khác là phải thúc đẩy tái cơ cấu để sản xuất phát triển, kết hợp với việc điều chỉnh chính sách thu. Hiện nay, chúng ta còn nhiều nguồn thu chưa xứng với tiềm năng như thuế tài sản, hay thu thuế tài nguyên phù hợp với giá trị.

* PV: Việc điều chỉnh, mở rộng chính sách thuế như là thuế tài sản theo ông có khả thi?

- ĐB Hoàng Quang Hàm: Thuế tài sản đã được nhiều nước triển khai, và nó chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số thu thuế. Quan điểm về thuế tài sản là phù hợp với xu hướng phát triển trong xã hội, giảm khoảng cách giàu nghèo, đảm bảo cho xã hội phát triển bền vững, không để khoảng cách giàu nghèo lớn quá trong xã hội. Tất nhiên, việc gì mới thực hiện cũng khó, luôn có ý kiến này khác, nhưng đã là đổi mới thì phải có mất mát, đã là cải cách thì luôn có ý kiến trái chiều, đó cũng là điều bình thường.

PV: Xin cảm ơn ông!

H.Y (thực hiện)

分享到: