【toàn trận 1x2 là gì】Cược mạng trên đu dây vượt suối
Qua suối bằng cáp treo tự chế
Cảnh khổ nơi “ốc đảo”
Một sợi dây cáp nhỏ dài khoảng 30m được căng ngang,ượcmạngtrênđudâyvượtsuốtoàn trận 1x2 là gì nối đôi bờ suối bằng 2 thân cây gỗ lớn; một tấm sắt nhỏ được xích vào 2 con ròng rọc; 2 sợi dây thừng để điều khiển… là phương tiện duy nhất để vượt suối. Khi nghe người dẫn đường là cô bé học sinh lớp 2 Đinh Ngọc Mơ thật thà kể đã từng có người rớt nước, chết ngỏm khi đang qua suối trên phương tiện này, một số cán bộ hoảng hồn rút lại ý định đu dây qua suối Đôi.
Hai tay giữ chặt sợi dây xích, tôi quyết định thử. Ròng rọc chuyển động, chỉ vài phút đong đưa trên dòng lũ, tôi cảm thấy rùng mình. Đến nơi, Mơ cười khúc khích nói: Đến nơi rồi, mở mắt ra đi chú! Tôi mới dám tin mình đã an toàn.
Khu vực chúng tôi đến thuộc lâm phần của Ban quản lý rừng phòng hộ Đức Cơ. Dù chỉ cách trung tâm xã Ia Dom chừng 4 cây số, cuộc sống của hàng chục hộ dân ở đây đối lập hoàn toàn với phía bên kia bờ suối Đôi. Không điện, không đường, không nước sạch, không trường học.
Dân ở đây đa phần có gốc miền Tây Nam bộ, vì cuộc sống ở quê nhà quá khốn khó nên tha phương cầu thực. Ông Đinh Văn Quang (sinh năm 1962) cho biết: Ông quê ở Cà Mau, trước đây bám biển làm kế sinh nhai. Tuy nhiên, việc theo thuyền ra biển ngày càng khó khăn và nguy hiểm nên đại gia đình 12 người của ông đành lên nơi này lập nghiệp theo sự mách nước của người quen.
Ngày mới lên, gia đình ông Quang may mắn được giới thiệu vào làm thuê cho một gia đình ở thị trấn Chư Ty (huyện Đức Cơ). Chỉ với 2 bàn tay trắng, họ đã lấy tre nứa và mua bạt về dựng thành những túp lều nhỏ ở cạnh bờ suối Đôi. Tổng cộng 16 hộ gia đình với 40 nhân khẩu đã ở đây suốt hơn 3 năm qua với cuộc sống thiếu thốn đủ bề cùng hiểm nguy rình rập. Cuộc sống hết sức tạm bợ, mọi sinh hoạt liên quan đến nước đều phải múc từ dưới suối.
“Chúng tôi làm công nhật cho chủ với các việc như nhổ cỏ, chăm sóc, thu hái điều, mỳ… mỗi ngày công được trả 150.000 đồng. Vì là công việc mùa vụ nên có khi cả tháng trời không có việc gì để làm. Lúc đó, dân ở đây đi mua chịu gạo mắm để cầm cự, khi nào có việc thì trả nợ. Cũng may là người bán thương tình, thông cảm” - ông Quang chia sẻ.
Vào mùa mưa, nước từ suối Đôi dâng cao khiến những túp lều bị ngập, 16 gia đình lại đùm túm dắt díu nhau lên trên núi để trú tạm. Chị Đinh Thị Bé Hảo (sinh năm 1990) kể, nhiều khi nước dâng cao đột ngột, cả gia đình không kịp mang theo đồ ăn nên đành tìm hái rau rừng, đào củ mì, củ mài để ăn qua ngày. “Có hôm nước lớn, gạo bị ướt, chúng tôi phải rang cho khô để ăn dần, chứ không thì chết đói. Những tưởng từ “miền Tây nước lớn” lên cao nguyên có thể tránh được lũ, ai dè… Cuộc sống ở đây quá đỗi gian nan! Mỗi khi có phụ nữ chửa đẻ, người ốm đau thì rất nguy hiểm, vì đường sá hiểm trở”- chị Hảo bộc bạch.
Mong ước một cây cầu
Theo lời kể của anh Tống Hoàng Dĩnh (sinh năm 1978), ngoài 16 hộ dân đang sống ở khu vực sát bờ suối Đôi thì ở khu vực giáp núi còn có hàng chục gia đình khác cũng đang sống khổ không kém gì ở đây. Trước đây, dân phải mạo hiểm lội suối để qua bên kia bờ đi mua đồ ăn và đi làm. Hơn 1 năm nay, mọi người gom góp được 5 triệu đồng để làm ròng rọc qua sông vào mùa mưa. Tuy vậy, việc qua sông cũng gặp nhiều trắc trở. Anh Dĩnh cho biết, cách đây chừng 2 tháng, trong lúc ngồi trên chiếc cáp treo sang kia bờ, trục ròng rọc bị gãy khiến anh Dĩnh bị rơi xuống suối.
“Do tôi biết bơi nên thoát nạn. Còn vợ anh Trần Phương Nam (sinh năm 1986) thì không may mắn như vậy. Cách đây hơn 3 năm, chị này lội suối để đi mua đồ ăn, bị trượt ngã, chết đuối. Phải 4 ngày sau mới tìm thấy xác cô ấy” - anh Dĩnh nhớ lại.
Nghèo đói cộng với hiểm nguy luôn rình rập khiến trẻ em ở đây thiệt thòi. Hơn 20 đứa trẻ nhưng chỉ còn 4 em đến trường, số còn lại chỉ học đến lớp 3, lớp 4 rồi tự động bỏ học, phải mưu sinh từ khi còn rất nhỏ. Em Nguyễn Ngọc Đẹp (sinh năm 2003) cho biết, em vừa nghỉ học đầu năm lớp 4. Em rất thích đi học nhưng do cha mẹ nghèo, thường xuyên lên núi làm thuê nên không thể đưa đón. Trường cách nhà chỉ 3 cây số nhưng phải qua suối và đi bộ, rất khó đi.
“Năm lớp 1, lớp 2 cháu được nhận giấy khen. Đến năm lớp 3 thì được xếp loại trung bình. Tụi con rất thích đi chơi nhưng đường qua suối có nhiều rắn nên rất sợ. Ở đây có người đã bị rắn cắn chết rồi!”- bé Đẹp hồn nhiên kể.
Số ít đứa trẻ còn bám trụ đến trường chỉ đơn giản là do phụ huynh kiên nhẫn đưa đón. “6 giờ cha đưa em sang suối, 10 giờ lại qua đón em về. Em không dám qua cáp treo một mình vì sợ”- em Đinh Ngọc Mơ (sinh năm 2006, học sinh lớp 2) nói. Một cây cầu bắc qua suối Đôi cho đỡ nguy hiểm là mơ ước lớn nhất của người dân ở đây.
Ông Nguyễn Hữu Thiện - Chủ tịch xã Ia Dom cho biết, ở bên kia suối Đôi hiện có 175 hộ dân (692 khẩu) ở Đội 15, 17 và 18 có đất sản xuất, và 16 hộ dân (40 khẩu, chủ yếu là người Cà Mau và Thanh Hóa) dựng chòi sinh sống đã vài năm nay. Họ chủ yếu làm thuê, không có nhà cửa, đất đai, phải vượt suối để mua thức ăn… Còn theo ông Nguyễn Văn Luyện - Trưởng phòng Kinh tế hạ tầng huyện Đức Cơ, lòng suối Đôi đoạn này dài khoảng 20m. Nếu làm cầu treo thì tốn khoảng 2 tỷ, xây cầu bê tông hết cỡ 4 tỷ, phải chờ lãnh đạo huyện bàn bạc, trình lên cấp trên! |
Theo Tiền phong
Đọc báo hôm nay: Những tin tức mới cập nhật ngày 28/9/2015相关推荐
- Giải cứu nam thanh niên bị lừa sang Thái Lan bán thận
- Quốc hội chốt giảm 2% thuế VAT, tăng chi đầu tư từ ngân sách 176 nghìn tỷ đồng
- Đề xuất mở cửa du lịch quốc tế hai chiều từ 15/3
- Chuyện chẳng đặng đừng ?
- Phổ biến kiến thức pháp luật đảm bảo an toàn hàng không
- Xử phạt nghiêm vi phạm
- Thiếu sức lan tỏa khi chưa xã hội hóa và phát hành rộng rãi
- Báo cáo Thủ tướng kết quả thanh tra kit test Covid