【bologna – udinese】Sửa đổi Luật TC&QCKT để tăng cường hội nhập, đáp ứng yêu cầu minh bạch hoá

Chia sẻ về những bất cập,ửađổiLuậtTCQCKTđểtăngcườnghộinhậpđápứngyêucầuminhbạchhoábologna – udinese hạn chế trong quy định của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật (Luật TC&QCKT), văn bản hướng dẫn thi hành, đại diện Vụ Tiêu chuẩn (Tổng cục TCĐLCL) nhấn mạnh về bất cập, hạn chế đối với vấn đề hội nhập quốc tế và yêu cầu minh bạch hoá.

Theo đại diện Vụ Tiêu chuẩn, cùng với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng trong khuôn khổ WTO, APEC, ASEAN..., thời gian qua Việt Nam đã ký kết các FTA thế hệ mới như EVFTA, Hiệp định CPTPP, RCEP. Như vậy, có thể thấy Việt Nam đã tham gia rất sâu, thực chất vào hội nhập kinh tế quốc tế, trong đó có lĩnh vực tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã đưa ra tầm nhìn và định hướng phát triển đất nước, trong đó, đối với vấn đề hợp tác quốc tế có một số nội dung như: nêu cao ý chí độc lập, tự chủ, chủ động, tích cực hội nhập và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng, có hiệu quả; giữ vững môi trường hoà bình, ổn định, không ngừng nâng cao vị thế, uy tín quốc tế của Việt Nam.

Cụ thể của các nội dung trên được nêu tại Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng về Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030 với những nội dung như: Phát triển nhanh và bền vững dựa chủ yếu vào khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. Phải đổi mới tư duy và hành động, chủ động nắm bắt kịp thời, tận dụng hiệu quả các cơ hội của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư gắn với quá trình hội nhập quốc tế để cơ cấu lại nền kinh tế, phát triển kinh tế số, xã hội số, coi đây là nhân tố quyết định để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh; nâng cao mức độ và chất lượng hội nhập quốc tế để mở rộng thị trường, tranh thủ nguồn vốn, công nghệ, kiến thức và kỹ năng quản lý; nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, của doanh nghiệp và sản phẩm; thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp trong nước, xác lập vị trí cao hơn trong chuỗi giá trị toàn cầu; đóng góp tích cực vào quá trình đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, thu hẹp khoảng cách phát triển so với các nước phát triển hơn trong khu vực và thế giới.

Điều 6 của Luật TC&QCKT đưa ra các nguyên tắc cơ bản của hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, phù hợp với thời điểm 2007 khi Việt Nam mới gia nhập WTO, mà chưa đáp ứng với yêu cầu hội nhập quốc tế hiện nay, khi chúng ta đã ký kết, tham gia các FTA thế hệ mới. Trong các Hiệp định thương mại thế hệ mới (CPTPP, EVFTA, RCEP...) đều có các quy định về cam kết minh bạch hóa liên quan đến tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy trình đánh giá sự phù hợp, cụ thể: Điều 8.7 của Chương 8 Hàng rào kỹ thuật đối với thương mại của Hiệp định CPTPP quy định về minh bạch hóa; Điều 5.7 của Chương 5 Hàng rào kỹ thuật đối với thương mại của Hiệp định EVFTA quy định về minh bạch hóa; Điều 6.11 của Chương 6 Hàng rào kỹ thuật đối với thương mại của Hiệp định RCEP quy định về minh bạch hóa.

 Ảnh minh hoạ

Cúp C1
上一篇:Đất đá sạt lở chắn ngang quốc lộ ở Quảng Bình
下一篇:17 nghìn hộ dân khát nước bên nhà máy 35 tỷ 'đắp chiếu' nhiều năm