Ở những diện tích đất lúa kém hiệu quả,ăngthunhậpnhờchọnđngmhnhchuyểnđổkèo nhà cái livescore nông dân xã Trường Long Tây, huyện Châu Thành A, đã linh hoạt chuyển đổi sản xuất, tăng hiệu quả sử dụng đất bằng các loại rau màu mang lại thu nhập cao hơn.
Thu hoạch dưa hấu ở ấp Trường Phước B, xã Trường Long Tây.
Còn nhớ vào năm 2019, ông Phạm Hữu Duy, ở ấp Trường Phước B, xã Trường Long Tây, huyện Châu Thành A, trăn trở tìm cách khai thác hiệu quả vì diện tích lúa của gia đình đang canh tác bấp bênh, hiệu quả giảm, lại không nằm trong diện tích cánh đồng lớn của địa phương. Học hỏi ở các nhà nông trong và ngoài tỉnh cùng sự quan tâm từ địa phương và hỗ trợ nhiệt tình của Tổ kỹ thuật nông nghiệp xã, ông Duy mạnh dạn trồng thử dưa hấu trên 0,5ha đất lúa. Ban đầu, ông lên liếp trồng khoảng 8.000 dây dưa hấu giống Thành Long.
Ông Duy cho biết: “Làm cái gì mới ban đầu mình cũng hồi hộp và không khỏi lo lắng, huống chi ở đây mình chỉ có kinh nghiệm trồng lúa lâu năm. Nhưng nhờ chịu khó học hỏi từ nhiều nơi có kỹ thuật tốt, chuẩn bị kỹ lưỡng và tổ kỹ thuật theo dõi, hỗ trợ hết mình mà tôi cũng đạt hiệu quả khá ở ngay lần đầu thử nghiệm. Trồng dưa hấu cũng vất vả, bỏ công chăm sóc cẩn thận, chú ý phòng trừ sâu bệnh nhất là bọ trĩ, còn phải đầu tư làm màng phủ nông nghiệp để hạn chế thất thoát phân bón và tới đợt để trái phải tuyển từng dây. Năm đó rất mừng là sau hơn 2 tháng thu hoạch được khoảng 20 tấn trái, cân bán cho thương lái với giá 5.000 đồng/kg, trừ chi phí tôi cũng lãi hơn 50 triệu đồng. Với gia đình tôi thì lợi nhuận cao hơn cao gấp mấy lần khi còn trồng lúa”.
Thấy hiệu quả từ mô hình trồng dưa hấu, các hộ lân cận cũng đang canh tác lúa nhưng hiệu quả không cao cũng mong muốn chuyển đổi và được ông Duy chia sẻ nhiệt tình. Tới nay diện tích trồng dưa hấu đã tăng lên 16ha và riêng năm qua đã mở rộng thêm 5ha. Bà Bùi Thị Kim Tiền, cán bộ kỹ thuật nông nghiệp xã Trường Long Tây, thông tin thêm: Mô hình này rất phù hợp với những hộ có diện tích đất không lớn, canh tác lúa không đem lại hiệu quả cao và nằm ngoài cánh đồng lớn của địa phương. Một năm có thể làm 3 vụ đem lại thu nhập tăng thêm cho bà con. Xuất phát từ nhu cầu phát triển kinh tế gia đình, tìm tòi học hỏi của người nông dân nên mô hình dần phát triển và nhân rộng thành công, tổ kỹ thuật đóng vai trò hỗ trợ trong quá trình sản xuất, hướng đến các tiêu chuẩn cao hơn của thị trường để nâng chất lượng nông sản.
Ông Nguyễn Văn Tâm, cùng ở ấp Trường Phước B, đã chuyển 0,2ha đất trồng lúa của mình sang dưa hấu, chia sẻ thêm: “Thu nhập từ khi chuyển đổi sang loại cây mới tăng lên thấy rõ nên bà con phấn khởi, diện tích nhỏ mà mang lại hiệu quả cao. Giá dưa hấu từ khi bắt đầu trồng tới nay luôn duy trì từ 4.000 đồng/kg trở lên, mức này người nông dân đã có lời. Riêng vụ dưa hấu tết năm 2022 thì giá thu mua từ 5.000-6.000 đồng/kg. Điều thuận lợi nữa là các hộ trồng dưa liên kết với đơn vị thu mua ổn định, bao đầu ra và cung ứng giống ban đầu”.
Mô hình trồng dưa hấu luôn được sự quan tâm của địa phương, bà Lê Thị Mỹ Trang, Phó Chủ tịch UBND xã Trường Long Tây, cho biết: Qua triển vọng và hiệu quả thực tế mà mô hình mang lại, đóng góp vào sự phát triển kinh tế của xã, trong thời gian qua, địa phương chỉ đạo cho tổ kỹ thuật theo sát để kịp thời hỗ trợ cho bà con, luôn quan tâm kết nối đầu ra, quá trình liên kết của người dân với thương lái. Mặt khác địa phương có định hướng các nông hộ sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP để nâng cao giá trị và đa dạng thị trường tiêu thụ, mang lại thu nhập cao hơn so với hiện nay.
Có thể thấy, ngoài cây trồng chủ lực là cây lúa, sản phẩm nông nghiệp của xã Trường Long Tây ngày càng đa dạng nhờ sự linh hoạt trong sản xuất của người nông dân, lựa chọn đúng hướng và kiên trì với mô hình mình chọn. Đến nay, nhiều mô hình mang lại hiệu quả cao và được nhân rộng như trồng dưa hấu, trồng chanh không hạt, sầu riêng, nuôi lươn thịt, nuôi dê… Diện tích cây ăn trái của địa phương là khoảng 327ha, sản lượng thu hoạch trong tháng qua đạt 773 tấn. Diện tích rau màu thu hoạch trên 155ha, sản lượng đạt khoảng 1.324 tấn.
Bài, ảnh: T.TRANG