【kết quả trận nantes】USD mạnh lên tác động hai chiều tới doanh nghiệp Việt

  发布时间:2025-01-26 04:15:07   作者:玩站小弟   我要评论
Tỷ giá trung tâm đi lên phiên thứ 4, ngân hàng tăng mạnh USDDoanh nghiệp Mỹ vật lộn với xu hướng mạn kết quả trận nantes。
Tỷ giá trung tâm đi lên phiên thứ 4,ạnhlêntácđộnghaichiềutớidoanhnghiệpViệkết quả trận nantes ngân hàng tăng mạnh USD
Doanh nghiệp Mỹ vật lộn với xu hướng mạnh lên của đồng bạc xanh
Hợp tác giữa cơ quan Hải quan và cộng đồng doanh nghiệp ngày càng thực chất
USD mạnh lên tác động hai chiều tới doanh nghiệp Việt
Dây chuyền đóng gói hàng XK tại Phúc Sinh Group. Ảnh: DNCC

Thêm cơ hội cho nông sản, thực phẩm

Kinh tế Việt Nam đã ghi nhận sự phục hồi ấn tượng trong nửa đầu năm 2022 với mức tăng 6,42% của GDP và xuất khẩu tăng trưởng 17,3% so với cùng kỳ năm trước. Tất cả các dấu hiệu đều cho thấy Việt Nam đang trên đà phục hồi ổn định, vững vàng. Nhiều tổ chức quốc tế đã nâng dự báo tăng trưởng cả năm 2022 của Việt Nam. Điển hình như HSBC nâng dự báo lên mức 6,9% (từ 6,2% và 6,6%) và nhận định nhiều khả năng tốc độ tăng trưởng của Việt Nam sẽ dẫn đầu khu vực; Ngân hàng UOB cũng điều chỉnh tăng trưởng GDP năm 2022 của Việt Nam lên 7% từ mức 6,5% trước đó…

Trao đổi với Tạp chí Hải quan, hầu hết các DN xuất khẩu đều cho biết không bị ảnh hưởng từ việc các đồng ngoại tệ như EUR, Yên Nhật giảm giá, do các DN đa phần đều ký hợp đồng thanh toán bằng đồng USD, thậm chí khi quy đổi ra tiền VND, DN còn được lợi nhờ đồng USD tăng giá.

Mặc dù tình hình nhìn chung có vẻ lạc quan, nhưng theo ông Ngô Đăng Khoa, Giám đốc toàn quốc khối ngoại hối, thị trường vốn và dịch vụ chứng khoán, HSBC Việt Nam, các yếu tố cản trở tăng trưởng vẫn còn đó. Cụ thể, Việt Nam đang gặp một loạt thách thức trong bối cảnh giá nhiên liệu thế giới tăng cao. Điều đó sẽ khiến chi phí nhiên liệu tăng, ảnh hưởng xấu đến cán cân thương mại của Việt Nam. “Xu hướng này được dự báo sẽ còn tiếp diễn, tạo áp lực ngược lại lên lạm phát. Điểm tích cực là dù chi phí năng lượng cao, lạm phát thực phẩm ở mức độ vừa phải, sản xuất trong nước tương đối ổn định giúp kìm hãm lạm phát toàn phần” – ông Khoa đánh giá.

Dù lạm phát trong nước vẫn trong tầm kiểm soát, tại các thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam như Mỹ, EU…, tình hình lại khó khăn hơn nhiều. Tỷ lệ lạm phát tại Mỹ trong tháng 6 đã tăng lên mức 9,1%, mức cao nhất trong 40 năm qua; tại khu vực Eurozone là 8,6%. Lạm phát tăng cao khiến giá cả hàng hóa trở nên đắt đỏ, từ đó tác động xấu tới các DN xuất khẩu của Việt Nam, đặc biệt với những mặt hàng không thiết yếu. Một số DN dệt may Việt Nam cho biết lượng đơn hàng xuất khẩu đi châu Âu đã giảm gần 20% trong những tháng gần đây. Điều này thể hiện nhu cầu của thị trường này đang yếu đi trước những tác động của lạm phát. Trước tình hình đó, ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam khuyến nghị các DN cần bám sát diễn biến thị trường để điều chỉnh kế hoạch sản xuất phù hợp.

Trong khi đó, các mặt hàng nông sản, lương thực, thực phẩm lại đang đứng trước cơ hội gia tăng kim ngạch xuất khẩu khi giá lương thực, thực phẩm tại Mỹ và châu Âu đang tăng rất mạnh do thiếu hụt nguồn cung. Cụ thể, nhiều quốc gia EU và Mỹ đang “trừng phạt” cá minh thái của Nga - vốn là sản phẩm cạnh tranh mạnh với cá tra khiến cho nguồn cung cá thịt trắng tại khu vực này giảm đáng kể. Giá cá thịt trắng tăng lên tạo cơ hội cho cá tra Việt Nam tăng trưởng ở các thị trường này nhờ lợi thế về giá. Thậm chí, các DN cá tra Việt Nam có cơ hội mở rộng thị phần không chỉ tại EU mà có thể ở Hàn Quốc, Nhật Bản do lệnh trừng phạt của Mỹ và hiệu ứng domino diễn ra ở nhiều thị trường liên quan.

Ông Trần Văn Công, Tham tán Nông nghiệp của Việt Nam tại châu Âu cũng đánh giá nhóm hàng rau củ quả Việt Nam vẫn còn dư địa rất lớn tại EU. Mỗi năm, thị trường châu Âu nhập khẩu khoảng 120 tỷ USD rau củ quả, chiếm 40% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu rau quả toàn cầu. Thế nhưng kim ngạch xuất khẩu rau củ quả của Việt Nam sang châu Âu mới chỉ đạt khoảng 190 triệu USD, chiếm tỷ trọng rất nhỏ so với thị phần châu Âu đang nhập khẩu. Đặc biệt, các sản phẩm nước ép trái cây, nước ép đông lạnh đang được ưa chuộng tại châu Âu, bởi người dân khu vực này đang có xu hướng tiêu dùng xanh và có nhu cầu cao với thực phẩm bổ dưỡng, có lợi cho sức khỏe, sản phẩm thực vật để thay thế sản phẩm động vật.

Theo ông Công, vừa qua các DN quy mô lớn, có công nghệ sản xuất hiện đại đã làm tốt công tác chế biến sản phẩm để thâm nhập thị trường châu Âu. Do đó, Việt Nam hoàn toàn có thể tiếp cận thị trường châu Âu bằng sản phẩm rau củ quả đông lạnh, đóng lon…

Ứng xử với tỷ giá

Bên cạnh nỗi lo về lạm phát, tỷ giá cũng là một thách thức đối với các DN trong thời gian tới. Đặc biệt, sự mạnh lên của đồng USD so với các đồng ngoại tệ khác đang gây nên những tác động trái chiều đối với DN Việt Nam. Trao đổi với Tạp chí Hải quan, hầu hết các DN xuất khẩu đều cho biết không bị ảnh hưởng từ việc các đồng ngoại tệ như EUR, Yên Nhật giảm giá, do các DN đa phần đều ký hợp đồng thanh toán bằng đồng USD, thậm chí khi quy đổi ra tiền VND, DN còn được lợi nhờ đồng USD tăng giá.

Là DN có kim ngạch xuất khẩu lớn vào châu Âu, ông Phan Minh Thông, Chủ tịch Phúc Sinh Group cho biết, dù không bị tác động bất lợi từ việc đồng EUR giảm giá, song về lâu dài, công ty cũng có thể sẽ bị ảnh hưởng khi “sức khỏe” của các nhà nhập khẩu tại đây suy yếu đi.

Ông Nguyễn Văn Sang, Giám đốc Công ty CP Xuất nhập khẩu Hàng Việt (Viet Products) thậm chí còn lo ngại tình hình kinh doanh khó khăn sẽ khiến các nhà nhập khẩu yêu cầu giảm giá. Mặt khác, nhiều ý kiến cho rằng việc đồng EUR suy giảm sẽ khiến cho hàng hóa Việt Nam xuất khẩu vào châu Âu trở nên đắt đỏ hơn và khó cạnh tranh hơn với hàng hóa của các quốc gia khác tại thị trường này.

Ở chiều ngược lại, các DN nhập khẩu có thanh toán bằng đồng USD phải tốn thêm chi phí khi tỷ giá tăng lên. Do đó, ông Vũ Đức Giang khuyến nghị các DN chủ động chuyển đổi, đa dạng hóa nguồn cung nguyên phụ liệu trong nước để chủ động về thời gian giao nhận, tiết kiệm chi phí vận chuyển. Ở một góc độ khác, bối cảnh này cũng mở ra một số cơ hội. Ông Thân Đức Việt, Tổng giám đốc Tổng công ty May 10 cho rằng các DN nên tranh thủ trong lúc đồng EUR suy yếu để nhập khẩu hàng hóa, máy móc thiết bị từ châu Âu với giá tốt.

相关文章

最新评论