Khủng bố IS hành quyết dã man 37 dân thường tại Syria
TheủngbốISvànhữngtintứcmớinhấtngàgiải bóng đá nhậto Tiền Phong đưa tin, ngày 31/1, tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) đã hành quyết dã man ít nhất 37 dân thường trong đợt càn quét vào một ngôi làng ở tỉnh Hama, miền trung Syria. Dailymail dẫn lời ông Rami Abdel Rahman, Giám đốc Tổ chức Giám sát Nhân quyền Syria (SOHR) cho hay, nhóm cực đoan IS “hành quyết ít nhất 37 người, trong đó có cả phụ nữ và trẻ em bằng cách thiêu, chặt đầu và nã đạn tại làng Mabujeh, tỉnh Hama”.
Trong khi đó, truyền hình quốc gia Syria đưa tin, 44 người thiệt mạng và 21 người bị thương trong đợt càn quét vào làng của IS. Mabujeh nằm ở phía đông thành phố Hama, tỉnh cùng tên với dân là người Hồi giáo dòng Sunni, Alawites và Ismailis – hai giáo phái thiểu số thuộc dòng Shiite.
Hình ảnh trong video IS hành quyết 8 người tại tỉnh Hama trước đó
IS thường nhằm vào những giáo phái thiểu số tại Syria, đặc biệt người dòng Shiite với cáo buộc bội giáo và dòng Sunni với cáo buộc “vi phạm cách diễn giải tôn giáo”. Làng Mabujeh nằm gần con đường duy nhất nối giữa tỉnh miền trung Homs với tỉnh miền bắc Aleppo. IS từng nhiều lần tìm cách kiểm soát tuyến đường này.
Hồi cuối tháng 3, IS mở đợt phản công chiếm đường làm 83 binh sỹ chính phủ thiệt mạng. Trước đó, ngày 30/3, các phương tiện truyền thông đưa tin, IS đăng tải một video ghi hình vụ hành quyết 8 người đàn ông được cho là người Hồi giáo dòng Shiite tại tỉnh Hama, Syria. Đáng chú ý, vụ hành quyết còn có sự tham gia của các chiến binh “nhí”.
Ác mộng 40 ngày của nhà báo suýt bị khủng bố IS chặt đầu
Người Đưa Tin dẫn tin tức trên Daily Mail cho biết, phóng viên Bunyamin Aygun, người từng được giải báo chí khi còn làm cho nhật báo Milliyet của Thổ Nhĩ Kỳ đã bị IS bắt cóc hồi tháng 11/2013. Sau khi được trả tự do, ông Aygun đã cho ra mắt cuốn hồi ký mang tên "40 ngày nằm trong tay IS". Đây là cuốn sách nói về những trải nghiệm của mình trong quãng thời gian bị phiến quân bắt giữ.
"Nếu không viết cuốn sách này, tôi cảm thấy mình đã phản bội những người đồng nghiệp. Mọi thứ dường như mới chỉ thoáng qua. 40 ngày đó như thể đã trôi qua 40 năm", Aygun chia sẻ. Aygun kể lại rằng ông đã bị các tay súng IS bắt giữ cùng với một chỉ huy của lực lượng Quân đội Giải phóng Syria (FSA) khi đang trên đường tới phỏng vấn các tay súng của FSA ở thị trấn Salkin hôm 25/11/2013.
Sau khi bị bắt, một người đàn ông mà ông Aygun hay gọi là "Dayi" (chú) đã tới thông báo quyết định hành quyết. "Ta rất muốn tìm cách cứu con nhưng không may là ta không thể. Quyết định hành quyết đã được đưa ra".
Aygun đã đợi 3 ngày, lên kế hoạch tấn công các tay súng khi họ bước vào phòng giam của mình để có thể được bắn chết ngay bằng súng thay vì bị chặt đầu. Nhưng không có ai đến cả: “Sự im lặng, nỗi cô đơn và bấp bênh đủ để khiến tôi phát điên nhưng một sức mạnh siêu nhiên đã giúp tôi giữ được sự tỉnh táo. Chờ đợi đến ngày được chết là cách tra tấn khủng khiếp nhất”.
Nhà báo Thổ Nhĩ Kỳ Bunyamin Aygun
Đến ngày thứ ba, những tay gác gục xuất hiện và thông báo rằng "người chú" của Aygun đã chết trong một vụ đánh nhau. Chúng cho ông xem thi thể của "người chú" và còn ép ông hôn vào thi thể. Rồi một ngày, một nhóm có vũ trang tấn công vào nơi phóng viên Aygun bị bắt giữ. Khi nghe thấy tiếng động, ông đã nghĩ rằng: "Mọi thứ đã kết thúc. Chúng sẽ đưa tôi ra ngoài và chặt đầu".
Tuy nhiên, không có tay súng nào của IS xuất hiện. Ông đã bị bỏ rơi trong buồng giam và nghĩ rằng IS đã chọn để ông chết đói, thay vì chặt đầu. Sau đó, ông Aygun đã được trả tự do bởi một nhóm quân nổi dậy và trở về Thổ Nhĩ Kỳ.
Theo các quan chức Thổ Nhĩ Kỳ, một nhóm vũ trang đã tấn công vào nơi IS giam giữ ông và cơ quan tình báo nước này đã can thiệp để Aygun được trả tự do. "Thật đau lòng khi viết ra cuốn sách này vì tôi phải nhớ lại những cảm xúc lúc đó. Song sau tất cả mọi thứ, tôi luôn có niềm tin mãnh liệt vào ngày được trở về nhà".
Sau một thời gian hồi phục, ông Aygun đã trở lại với công việc ở tòa soạn báo Milliyet: "Mọi người đều biết cách IS đối xử với con người. Tuy nhiên, tôi muốn kể cho mọi người những câu chuyện họ chưa từng biết về Nhà nước Hồi giáo".
Khủng bố IS bị đánh bật khỏi thành phố Tikrit
Theo VNExpress, các lực lượng an ninh và đồng minh Iraq được phi cơ từ liên minh quốc tế hỗ trợ hôm qua "giải phóng" thành phố Tikrit, chiến thắng lớn nhất của nước này trong cuộc chiến chống Nhà nước Hồi giáo (IS). Thủ tướng Iraq Haider al-Abadi "thông báo về sự giải phóng Tikrit và chúc mừng các lực lượng an ninh cùng tình nguyện viên Iraq về cột mốc lịch sử này", AFP dẫn thông tin từ tài khoản Twitter của ông al-Abadi cho hay.
Kênh truyền hình quốc gia Iraqiya chiếu hình ảnh những căn nhà Nhà nước Hồi giáo (IS) từng sử dụng tại khu vực được giải phóng. Hiện chưa rõ có còn sự kháng cự nào trong thành phố hay không cũng như con số thương vong, tù binh trong chiến dịch.
Các tay súng bán quân sự dòng Shiite cầm lá cờ đen của Nhà nước Hồi giáo mà họ vừa gỡ xuống ở Tikrit hôm 31/3
Lực lượng an ninh Iraq giành lại trụ sở chính quyền địa phương hôm 30/3 và thay cờ đen IS bằng quốc kỳ Iraq một ngày sau đó. "Các lực lượng Iraq tới trung tâm Tikrit, giương cao cờ Iraq và đang kiểm tra thành phố", Rafid Jaboori, người phát ngôn của Thủ tướng al-Abadi, cho biết trước khi có thông tin giải phóng Tikrit.
Tuy nhiên, liên minh do Mỹ dẫn đầu cho rằng IS vẫn còn kiểm soát nhiều khu vực ở Tikrit. "Nhiều khu vực trong thành phố vẫn nằm trong tay IS và còn việc cần phải làm", Thiếu tá Kim Michelsen, người phát ngôn của liên minh, cho biết.
Baghdad hôm 2/3 điều động 30.000 binh sĩ, gồm quân đội, cảnh sát, đơn vị chống khủng bố và các bộ tộc Hồi giáo dòng Sunni, mở chiến dịch giành lại thành phố Tikrit từ tay phiến quân IS. Tikrit là quê hương của lãnh đạo Iraq bị xử tử Saddam Hussein, cách thủ đô Baghdad khoảng 160 km về phía tây bắc.
Loan Nguyễn
Những tin tức mới nhất về tình hình khủng bố IS ngày 22/03/2015