Trước sự bùng nổ của công nghệ thông tin,ỏavănhóađọcsátrực tiếp bóng đá mexico hôm nay truyền thông trong thời hiện đại, văn hóa đọc sách vẫn có giá trị vô cùng to lớn. Sách không chỉ dùng để lưu trữ những giá trị đời sống mà còn cung cấp tri thức cho con người. Phát triển văn hóa đọc sách là nội dung luôn được hệ thống thư viện công cộng trên địa bàn tỉnh quan tâm, triển khai thực hiện bằng nhiều hoạt động ý nghĩa, góp phần phát triển, lan tỏa văn hóa đọc đến với nhiều người.
Phát triển văn hóa đọc Trong thời hiện đại, con người có thể tìm kiếm thông tin, kiến thức về mọi lĩnh vực trong các thư viện điện tử, báo điện tử, website, mạng xã hội... một cách dễ dàng, nhanh chóng. Giữa muôn vàn nguồn thông tin đó thì sách vẫn là một kho tàng tri thức vô giá. Thực tế, vẫn có rất nhiều người người yêu thích đọc sách và tìm đến sách như một “món ăn tinh thần” hàng ngày không thể thiếu. Thầy Huỳnh Quốc Trị, giáo viên trường THPT Huỳnh Văn Nghệ (TX.Tân Uyên), cho biết hàng ngày thầy thường chọn đọc sách vừa để giải trí vừa bổ sung thêm kiến thức, vốn sống cho bản thân. Thầy Trị chia sẻ: “Là một giáo viên, việc đọc sách với tôi là rất quan trọng và phải đọc thường xuyên để cập nhật những thông tin, tri thức mới, góp phần nâng cao trình độ chuyên môn phục vụ ngày càng tốt hơn cho công việc của mình. Bản thân tôi thấy văn hóa đọc sẽ giúp chúng ta có được rất nhiều điều. Khi đọc sách, chúng ta sẽ nhớ kiến thức lâu hơn. Đọc nhiều sách, vốn ngôn từ của chúng ta cũng rộng và nhiều hơn, tiếp cận với nhiều nguồn tri thức trong cuộc sống”. Để chuyển tải kho tàng tri thức từ sách, báo tới mọi tầng lớp nhân dân trên địa bàn tỉnh, thời gian qua, Thư viện tỉnh cùng hệ thống thư viện công cộng, thư viện trường học trên địa bàn tỉnh đã tổ chức nhiều hoạt động, chương trình ý nghĩa. Ông Nguyễn Văn Huệ, Giám đốc Thư viện tỉnh, cho biết thời gian qua, tỉnh cũng đã triển khai thực hiện đề án phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng. Trong hệ thống thư viện công cộng, ngoài hoạt động tuyên truyền, triển lãm theo các chuyên đề, cũng có những hoạt động riêng nhằm phát triển phong trào đọc sách và văn hóa đọc; trong đó có các hoạt động dành cho nhiều lứa tuổi khác nhau, từ thiếu nhi đến người lớn. Theo ông Huệ, khoa học công nghệ, đặc biệt là internet và mạng xã hội đã có những tác động không nhỏ và trực tiếp đến văn hóa đọc truyền thống, đó là sách. Tuy nhiên, với những giá trị của sách, những thông tin từ sách đã được kiểm duyệt và định hướng thì văn hóa đọc truyền thống (sách, báo) vẫn giữ nguyên giá trị. Thời gian qua, hệ thống thư viện công cộng trên địa bàn tỉnh cũng đã xây dựng những ứng dụng công nghệ thông tin, số hóa cơ sở dữ liệu, sách nói để có thể giúp bạn đọc tiếp cận dễ dàng hơn thông qua môi trường internet. Bên cạnh những hoạt động phục vụ tại chỗ, các hội thi giới thiệu sách, hệ thống thư viện công cộng còn tổ chức luân chuyển sách phục vụ ngoài lưu động cho học sinh tại các trường học, phục vụ đối tượng công nhân lao động hay tại các trại giam... Thông qua những hoạt động này đã có những tác động rất lớn đến nhận thức của người đọc. Nhiều hoạt động sôi nổi Kỷ niệm Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm nay, hệ thống thư viện công cộng trên địa bàn tỉnh đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa, góp phần phát triển văn hóa đọc và phong trào đọc sách trong cộng đồng. Mới đây, Trung tâm Văn hóa thông tin - Thể thao TP.Thuận An phối hợp với Phòng Giáo dục - Đào tạo, Thành đoàn tổ chức Ngày hội Sách và Văn hóa đọc năm 2021. Ngày hội đã thu hút đông đảo giáo viên, học sinh, đoàn viên thanh niên các trường học trên địa bàn thành phố tham gia. Đến với hội thi, các đội đã cùng nhau thi xếp sách nghệ thuật theo chủ đề đã chọn và có thuyết minh ý tưởng mô hình sách. Tại ngày hội còn có phần thi thuyết trình giới thiệu sách với chủ đề “Tuổi trẻ Thuận An với văn hóa đọc”. Tại các huyện, thị, thành phố khác cũng đã diễn ra nhiều hoạt động văn hóa đọc sôi nổi, ý nghĩa. Bà Bùi Thị Anh Thu, Giám đốc Thư viện TP.Dĩ An, cho biết trong chuỗi hoạt động chào mừng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm nay, Thư viện TP.Dĩ An đã tổ chức 5 hoạt động, gồm: Giải thưởng mỹ thuật thiếu nhi vẽ tranh theo sách, hội thi “Tự hào thư viện trường em”, hội thi “Đại sứ văn hóa đọc”, hội thi sách nói và tổ chức họp mặt các cán bộ, giáo viên làm công tác thư viện tại các trường, địa phương. Theo bà Thu, ngoài những hội thi tổ chức cho nhiều đối tượng khác nhau, từ học sinh các cấp đến giáo viên, người cao tuổi... hàng năm, Thư viện TP.Dĩ An còn tổ chức các đợt luân chuyển sách đến một số công ty trên địa bàn để phục vụ công nhân lao động; luân chuyển sách đến các quán cà phê sách, chung cư trên địa bàn để phục vụ các đối tượng người dân có nhu cầu... Có dịp tham dự Ngày hội Sách và Văn hóa đọc tại một số địa phương trên địa bàn tỉnh năm nay, chúng tôi thấy rằng sách và văn hóa đọc thật sự vẫn có một sức cuốn hút kỳ diệu đối với mọi lứa tuổi. Những cuốn sách tâm đắc, mang nhiều ý nghĩa cuộc sống được giới thiệu, thuyết trình một cách sinh động tại các hội thi thật sự đã tạo không gian văn hóa đọc lành mạnh, thiết thực, bổ ích, góp phần xây dựng, phát triển và lan tỏa sâu rộng văn hóa đọc trong đời sống sinh hoạt tinh thần của mỗi người dân.
HỒNG THUẬN |