当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh > 【kết quả bđ ngoại hạng anh】Chứng khoán tuần: Diễn biến lạ trên thị trường phái sinh

【kết quả bđ ngoại hạng anh】Chứng khoán tuần: Diễn biến lạ trên thị trường phái sinh

2025-01-12 15:52:29 [Ngoại Hạng Anh] 来源:88Point

ck

Mặc dù VN-Index vẫn là một trong những chỉ số tách biệt đáng kể với diễn biến thế giới,ứngkhoántuầnDiễnbiếnlạtrênthịtrườngphákết quả bđ ngoại hạng anh nhưng ảnh hưởng của dòng vốn ngoại là không thể xem thường.

Nhìn tổng thể diễn biến VN-Index tuần qua thì rất có thể đã xuất hiện một bẫy tăng giá (bull-trap) khá lớn dựa trên yếu tố kỹ thuật phổ biến. Chỉ số tăng bùng nổ 1,1% hay 10,65 điểm trong ngày thứ Hai (20/5) và vượt qua ngưỡng tâm lý quan trọng 980 điểm.

Mốc điểm số này về mặt kỹ thuật là quan trọng. Hai phiên cuối tuần trước VN-Index đã có tới 2 lần chạm tới mốc này, thậm chí là vượt nhẹ qua nhưng rồi đều thất bại. Đó là dấu hiệu của áp lực chốt lời đã ngăn cản chỉ số đi lên cao hơn. Nhà đầu tư bán ra mạnh vì đây là ngưỡng điểm số bị chặn lại bởi đường xu hướng giảm kéo dài từ đỉnh ngày 19/3. Về lý thuyết nếu VN-Index vượt qua được đường xu hướng giảm này thì sẽ chuyển sang xu hướng tăng. Ngược lại, nếu VN-Index thất bại, xu hướng giảm sẽ được củng cố và tiếp tục.

Ngoài ra, mốc 980 điểm cũng xấp xỉ mức phục hồi 50% kể từ đỉnh 19/3 tới đáy ngày 9/5. Nếu thị trường vượt qua được tỷ lệ này thì cũng có triển vọng đi tiếp cao hơn, hoặc ngược lại, sẽ quay đầu điều chỉnh tiếp.

Các nhà đầu tư theo trường phái phân tích kỹ thuật rất coi trọng các tín hiệu và các ngưỡng quan trọng như vậy nên trong hai ngày cuối tuần trước, lực bán ra tăng khá mạnh. Tuy nhiên đến phiên thứ Hai (20/5), thị trường đột nhiên bùng nổ vượt qua 980 điểm. Không khó lý giải tại sao sau phiên giao dịch đó xuất hiện hàng loạt phân tích chỉ ra rằng thị trường đã đột phá thành công và sẽ hướng tới mốc cao hơn, ví dụ 1.000 điểm.

Thế nhưng toàn bộ 4 phiên còn lại của tuần qua, thị trường lại sụt giảm và đặc biệt phiên cuối tuần VN-Index giảm tới 12,68 điểm, xóa hoàn toàn diễn biến tăng của phiên đầu tuần. Nói cách khác, thay vì tăng, cả tuần qua chỉ số lại giảm hơn 6 điểm và toàn bộ là do giao dịch ngày thứ Sáu.

Thị trường đảo chiều giảm rất nhanh cho thấy diễn biến tăng bất ngờ hôm đầu tuần chỉ là một hiện tượng đẩy chỉ số và tạo cảm hứng cho nhà đầu tư muốn mua khi tạo ra diễn biến phù hợp về mặt kỹ thuật. Thực chất thị trường đã tạo một bẫy tăng giá thuận lợi cho việc chốt lời.

Trên thị trường phái sinh, hiện tượng kéo tăng chỉ số còn đưa đến một diễn biến lạ hơn. Sau khi VN-Index vượt qua mốc 980 điểm và VN30Index vượt 900 điểm, thị trường được kỳ vọng rất lớn rằng sẽ tiếp tục tăng cao hơn. Do đó nhà đầu tư đã tiến hành mua vào (Long) hợp đồng phái sinh chỉ số một cách mạnh mẽ. Sức mua lớn này đã đưa mức chênh lệch giữa giá phái sinh kỳ hạn tháng 6 và chỉ số cơ sở VN30 lên rất cao.

Số liệu cho thấy mức chênh lệch nhỏ nhất lại là phiên đầu tuần khi VN-Index tăng mạnh (chênh lệch +7,84 điểm). Mức chênh lệch này tiếp tục tăng lên khi VN30Index giảm mà giá hợp đồng phái sinh không giảm, thậm chí còn tăng ngược. Đến cuối tuần khi VN30Index giảm 1,2% thì chênh lệch đã lên tới +16,52 điểm.

Mức chênh lệch dương xảy ra khi giá hợp đồng phái sinh cao hơn điểm số của VN30Index. Điều này phản ánh kỳ vọng rằng chỉ số VN30Index sẽ tăng. Ngược lại nếu chênh lệch là âm (giá phái sinh thấp hơn điểm số VN30Index) tức là nhà đầu tư kỳ vọng chỉ số sẽ giảm. Giai đoạn thị trường rất xấu hồi đầu tháng 5, chênh lệch lên tới -17 điểm.

Như vậy việc thị trường được đẩy bật qua mốc điểm số quan trọng – như ngưỡng 980 điểm của VN-Index – đã tạo ra kỳ vọng tăng giá rất lớn. Thị trường phái sinh phản ánh rõ điều này. Tuy nhiên mức chênh lệch quá lớn lại tạo điều kiện cho các giao dịch chênh lệch giá (abiratge) và cơ hội bán (Short) của các nhà đầu tư nghĩ rằng thị trường sẽ giảm.

Nhà đầu tư nước ngoài tuần qua đã thực hiện bán (Short) một khối lượng tới gần 4.500 hợp đồng đối với kỳ hạn phái sinh tháng 6. Đây có thể là giao dịch ăn chênh lệch (nhà đầu tư mua cổ phiếu của rổ VN30 và bán đối ứng hợp đồng tương lai và nắm giữ vị thế tới lúc đáo hạn). Hoặc, đây cũng có thể là giao dịch bán thuần túy khi nhà đầu tư nước ngoài nghĩ rằng thị trường sẽ còn giảm sâu hơn nữa.

10 cổ phiếu biến động tăng/giảm lớn nhất trên HSX trong tuần

Mã CK

Giá đóng cửa ngày 24/5

Giá đóng cửa ngày 17/5

Mức giảm (%)

Mã CK

Giá đóng cửa ngày 24/5

Giá đóng cửa ngày 17/5

Mức tăng (%)

KSH

0.84

1.05

-20

TS4

7.54

5.72

31.82

STG

14.25

16.65

-14.41

HAR

3.71

2.98

24.5

ROS

30

34.8

-13.79

LGC

29.15

23.85

22.22

HMC

13.8

15.8

-12.66

CMV

13.9

11.6

19.83

RIC

4

4.48

-10.71

ILB

21.4

18.2

17.58

PAN

30.7

34.35

-10.63

QBS

3.44

3.01

14.29

DXV

3.04

3.4

-10.59

BHN

105

93.2

12.66

DCL

17.1

19

-10

CMG

34

30.4

11.84

BRC

8.9

9.81

-9.28

SZC

18.3

16.45

11.25

CLW

17.55

19.34

-9.26

TCR

1.89

1.7

11.18

10 cổ phiếu biến động tăng/giảm lớn nhất trên HNX trong tuần

Mã CK

Giá đóng cửa ngày 24/5

Giá đóng cửa ngày 17/5

Mức giảm (%)

Mã CK

Giá đóng cửa ngày 24/5

Giá đóng cửa ngày 17/5

Mức tăng (%)

TXM

5.3

7.2

-26.39

BAX

54.1

37.51

44.24

DC2

5.1

6.7

-23.88

VCR

22.3

16.3

36.81

LDP

20.1

25.8

-22.09

TPP

15.1

11.5

31.3

MBG

4.9

6

-18.33

TJC

7

5.4

29.63

ACM

0.5

0.6

-16.67

VGP

20.8

16.1

29.19

MST

3.9

4.6

-15.22

TV4

21.8

17

28.24

DNY

3.1

3.6

-13.89

C69

10.5

8.8

19.32

MSC

15.4

17.5

-12

TV3

44

37.1

18.6

SFN

25.7

29

-11.38

HHP

19.5

17.3

12.72

SMT

31.5

35

-10

SPI

1

0.9

11.11

Quả thực trên thị trường cơ sở, nhà đầu tư nước ngoài đang thực hiện bán ra rất nhiều. Tuần qua có ba giao dịch hơi đặc biệt khiến tổng giá trị mua ròng của khối ngoại trên 3 sàn lên tới trên 5.515 tỷ đồng. Nhìn tổng thể thì khối ngoại đang rót vốn cực mạnh vào thị trường Việt Nam, nhưng đó là nhờ giao dịch thỏa thuận mua lớn với VIC (5.734 tỷ đồng), PVI (255,1 tỷ đồng) và MPC (509,4 tỷ đồng).

Ngược lại, các giao dịch khớp lệnh lại chứng kiến một tuần bán ròng lên tới gần 865 tỷ đồng. Cũng phải lưu ý rằng giao dịch khớp lệnh mới tác động đến chỉ số VN30. Tuần qua cũng là tuần thứ 3 khối ngoại bán ròng liên tục cực lớn. Kể từ đầu tháng 5 tới giờ, khối ngoại rút vốn qua thị trường khớp lệnh tới 6.994 tỷ đồng, mặc dù tổng thể cả 3 sàn (tính cả thỏa thuận), lượng vốn vào vẫn là +4.077 tỷ đồng.

Việc khối ngoại vẫn bỏ vốn vào ròng qua các giao dịch thỏa thuận lớn cho thấy thị trường Việt Nam vẫn hấp dẫn dòng vốn trung và dài hạn. Tuy nhiên diễn biến bán lớn trên thị trường khớp lệnh lại cho thấy dòng vốn ngoại ngắn hạn đang rút ra. Các giao dịch góp vốn mua cổ phần chỉ diễn ra theo từng thương vụ cụ thể với lô lớn, còn giao dịch ngắn hạn có thể kéo dài nhiều ngày. Thị trường suốt cả tháng 5 đã cho thấy điều đó và các giao dịch ngắn hạn này mới ảnh hưởng tới diễn biến hàng ngày.

Quy mô giao dịch toàn thị trường 2 tuần vừa qua

Ngày

Tổng giá trị khớp lệnh (tỉ đồng)

Tổng giá trị Nước ngoài mua (tỉ đồng)

Tổng giá trị Nước ngoài bán (tỉ đồng)

13.5.2019

2,935.2

261.2

710.5

14.5.2019

3,394.0

288.1

501.3

15.5.2019

3,812.7

232.5

476.4

16.5.2019

3,177.0

317.4

398.5

17.5.2019

3,085.6

377.2

379.1

20.5.2019

3,442.9

202.8

246.5

21.5.2019

3,337.6

263.1

464.4

22.5.2019

3,322.4

218.9

382.9

23.5.2019

2,907.5

211.9

354.4

24.5.2019

3,602.4

280.9

594.2

Trọng Nghĩa

(责任编辑:World Cup)

推荐文章
热点阅读