Chiều 22/1/2015,ủtướngcôngnhậnhaihuyệnthuộcĐồngNaiđạtchuẩnnôngthônmớkết quả trận basel tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết năm 2014 và triển khai kế hoạch năm 2015 Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) xây dựng nông thôn mới.
Báo cáo tại Hội nghị cho thấy, năm 2014, phong trào xây dựng nông thôn mới đã có những chuyển biến mạnh mẽ; hầu hết các địa phương trước đây chưa quan tâm đúng mức hoặc chưa có xã đạt chuẩn đều đã tổ chức Hội nghị đánh giá nguyên nhân và tìm ra giải pháp khắc phục, phấn đấu đạt tỷ lệ xã đạt chuẩn nông thôn mới cao vào cuối năm 2015.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dự Hội nghị trực tuyến với các địa phương tổng kết năm 2014 và triển khai kế hoạch năm 2015. Ảnh: Laodong
Tốc độ đạt tiêu chí của các xã tăng lên rõ rệt. Kết cấu hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất và đời sống người dân được các địa phương quan tâm xây dựng, nâng cấp; bộ mặt nông thôn có nhiều đổi mới, thu nhập của cư dân nông thôn tăng nhanh hơn.
Tính đến hết năm 2014, cả nước có 785 xã đạt chuẩn (8,8%); 1.285 xã (14,5%) đạt từ 15-18 tiêu chí; 2.836 xã (32,1%) đạt từ 10-14 tiêu chí; 2.964 xã (33,6%) đạt từ 5-9 tiêu chí; 945 xã (11%) đạt dưới 5 tiêu chí và không còn xã trắng tiêu chí. Hiện nay có 2 đơn vị cấp huyện là Xuân Lộc và Long Khánh của tỉnh Đồng Nai đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn nông thôn mới.
Mục tiêu được Ban Chỉ đạo Trung ương Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới đề ra cho năm 2015 là phấn đấu hoàn thành mục tiêu 20% số xã đạt chuẩn, đảm bảo mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có 3 xã đạt chuẩn trở lên; có trên 5 huyện đạt chuẩn nông thôn mới; hoàn thành kế hoạch tổ chức sơ kết giai đoạn 2011-2015; phê duyệt kế hoạch thực hiện Chương trình giai đoạn 2016-2010.
Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng, Chương trình xây dựng nông thôn mới chính là nội dung cụ thể trong tái cơ cấu kinh tế trên địa bàn nông thôn, tái cơ cấu nông nghiệp. Nói cách khác, Chương trình xây dựng nông thôn mới cũng chính là nội dung cụ thể của tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn; việc xây dựng nông thôn mới với các chỉ tiêu tổng hợp cũng chính là thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, cải thiện đời sống nhân dân, phát triển bền vững trên địa bàn nông thôn
Theo Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới trong 4 năm qua đã đưa ra hệ thống cơ chế, chính sách khá đồng bộ; các tiêu chí về nông thôn mới được tiếp tục hoàn thiện. Cả hệ thống chính trị, các tổ chức đoàn thể đều xem đây là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, thường xuyên. Nhận thức về tam nông của các cấp ủy Đảng, chính quyền, của người dân được nâng lên rõ rệt. Chương trình thực sự đi vào cuộc sống, được nhân dân đồng tình, coi đây là phong trào của chính mình, mang lại lợi ích thiết thực, sát sườn cho người dân, không chỉ trước mắt mà còn là lâu dài và trở thành phong trào sâu rộng với nhiều mô hình tốt, cách làm tốt. Kết quả là sản xuất nông nghiệp, kinh tế nông thôn những năm qua có những bước phát triển tích cực, thu nhập của người dân nông thôn năm 2014 tăng khoảng 2 lần so với năm 2010; hộ nghèo giảm bình quân 2%/năm; hạ tầng kinh tế-xã hội nông thôn được đầu tư; chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nông thôn theo hướng tích cực, kinh tế nông thôn có cả công nghiệp, dịch vụ ngay trên địa bàn nông thôn;…
Nhiều địa phương đã đạt chuẩn nông thôn mới. Ảnh minh họa
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị Ban Chỉ đạo và các thành viên Ban Chỉ đạo Trung ương Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới chỉ đạo, giao nhiệm vụ cho các Bộ, ngành hữu quan rà soát, bổ sung các chính sách sao cho phù hợp hơn, hiệu lực, hiệu quản hơn, gồm:
(1) Chính sách ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp;
(2) Đảm bảo tính đủ mạnh của chính sách khuyến khích doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp và đầu tư sản xuất công nghiệp, dịch vụ trên địa bàn nông thôn;
(3) Chính sách liên kết hợp tác đa dạng giữa người nông dân và doanh nghiệp;
(4) Chính sách dạy nghề để chuyển dịch lao động theo hai hướng, một hướng là làm nông nghiệp tốt hơn, hiệu quả hơn và hướng thứ hai là làm công nghiệp và dịch vụ;
(5) Chính sách tín dụng phải hướng mạnh vào tăng thêm hỗ trợ cho vay qua ngân hàng chính sách đối với hộ nghèo và hộ cận nghèo, đồng thời Ngân hàng Nhà nước phải chỉ đạo Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm chủ lực hỗ trợ hiệu quả cho các hộ vay phát triển sản xuất;
(6) Các chính sách đặc thù thúc đẩy sự phát triển của các vùng khó khăn ở miền núi, vùng sâu, vùng xa...
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị Ban Chỉ đạo Trung ương Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới họp với các Bộ, ngành chức năng tính toán để tăng thêm nguồn lực đầu tư cho Chương trình xây dựng nông thôn mới. Đồng thời đề nghị các địa phương cũng phải chủ động trong tính toán ngân sách địa phương, trong huy động các nguồn lực xã hội cho xây dựng nông thôn mới cũng như thực hiện hiệu quả việc lồng ghép Chương trình xây dựng nông thôn với các chương trình phát triển kinh tế - xã hội khác.
Tiếp tục rà soát, bổ sung các tiêu chí về nông thôn mới; phải xác định rõ nhóm tiêu chí “cứng”, nhóm tiêu chí cơ bản,… tinh thần chung là không chạy đua theo thành tích, hình thức mà hạ thấp tiêu chí. Đối với những xã, những huyện đã đạt 19 tiêu chí không có nghĩa là dừng lại, thỏa mãn mà phải tiếp tục phấn đấu cho mục tiêu phát triển bền vững nông thôn. Theo đó, Thủ tướng đề nghị Ban Chỉ đạo Trung ương tiếp tục họp bàn để đưa ra những tiêu chí cụ thể để áp dụng cho những xã đã đạt 19 tiêu chí nông thôn mới.
Cuối cùng, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng một lần nữa nhấn mạnh các cấp ủy Đảng, chính quyền, các tổ chức chính trị, đoàn thể phải xem xem Chương trình xây dựng nông thôn mới là một nhiệm vụ chính trị trọng tâm, thường xuyên, từ đó phát động, vận động nhân dân thực hiện, đưa phong trào xây dựng nông thôn mới ngày hiệu quả hơn, khẳng định đây là phong trào của Nhân dân, của quần chúng; đồng thời nhân rộng các mô hình hay, kinh nghiệm tốt trong xây dựng nông thôn mới; kịp thời khen thưởng đối với các điển hình tiên tiến.
Thủ Tướng Pháp đánh giá cao tầm quan trọng của nhiệm vụ tình báo