Sắn là nguyên liệu chính Xăng E5 được pha chế từ 95% xăng A92 và 5% E100 và một số phụ gia. Ethanol ở Việt Nam chủ yếu được sản xuất từ sắn thái lát,ửdụngxăngE–Mởrahướngđimớichongườitrồngsắlich thi đấu hom nay do đó, người nông dân tiêu thụ được sản phẩm là đầu vào của ngành sản xuất nhiên liệu sinh học, góp phần giúp người trồng sắn có thu nhập ổn định, bền vững, đặc biệt là lao động ở các tỉnh miền núi.
Theo Cục Trồng trọt - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Việt Nam được đánh giá có điều kiện thuận lợi để sản xuất nhiên liệu sinh học, tiềm năng của một số loài cây trồng cung cấp nguyên liệu cho sản xuất nhiên liệu sinh học như ngô, sắn và mía (sản xuất cồn); các cây có dầu như lạc, đậu tương, vừng, hướng dương, dừa, bông (sản xuất diesel). Trong đó, đối với cây sắn, đây được xem là cây dễ trồng, ít kén đất, ít vốn đầu tư, phù hợp với nhiều vùng sinh thái khác nhau và điều kiện kinh tế nông hộ. Hiện, diện tích trồng sắn đứng thứ ba sau lúa và ngô. Năm 2016 diện tích sắn cả nước đạt 570 nghìn ha (tăng 12 nghìn ha so năm 2015); năng suất đạt 191,8 tạ/ha (tăng 2,7 tạ/ha so năm 2007), sản lượng đạt trên 10,9 triệu tấn (tăng 191,9 nghìn tấn so năm 2007). Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, năm 2016, tổng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng sắn là 3,697 triệu tấn, trong đó kim ngạch xuất khẩu sắn các loại là 1,508 triệu tấn, kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm từ sắn là 2,189 triệu tấn. “Việt Nam có thế mạnh về sản xuất sắn, diện tích trồng sắn đứng thứ ba sau lúa và ngô. Vai trò của cây sắn đã và đang chuyển đổi nhanh chóng từ chỗ là cây lương thực trở thành cây công nghiệp và là cây nguyên liệu cho sản xuất nhiên liệu sinh học có tốc độ phát triển cao trong những năm qua”- ông Đinh Công Chính - Phó trưởng phòng Cây lương thực, cây thực phẩm Cục Trồng trọt khẳng định. Bà Trần Thị Phương Lan, Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội cho biết, nguồn nguyên liệu sản xuất ra E5 là sắn, mà nguồn cung về sắn của người dân thì rất dồi dào. Nếu xăng E5 được sử dụng rộng rãi, không những giá thành hạ, chất lượng tốt, bảo vệ môi trường mà còn tạo ngược cho người dân trồng sắn có công ăn việc làm ổn định. Đảm bảo ổn định vùng nguyên liệu Theo Bộ Công Thương, cây sắn được trồng từ Bắc tới Nam với diện tích trồng sắn vào khoảng 550 nghìn ha, tuy nhiên diện tích tập trung nhiều nhất ở các tỉnh vùng Bắc Trung bộ - Duyên hải Nam Trung bộ, Tây Nguyên và Đông Nam bộ. Diện tích sắn toàn quốc phát triển ổn định trong giai đoạn 2010 -2016. Ngành sắn thu hút khoảng 50.000 lao động trong các nhà máy, cơ sở chế biến sắn và trên 1,2 triệu lao động trồng sắn. Ngoài lợi ích về giá trị kinh tế cao, cây sắn còn có giá trị lớn về an ninh lương thực, an ninh quốc phòng và xã hội do cây sắn được trồng chủ yếu ở các vùng miền núi, vùng xa, mang lại hiệu quả kinh tế, góp phần cải thiện cuộc sống, xóa đói giảm nghèo hiệu quả cho người nông dân miền núi, vùng xa và đồng bào dân tộc.
Bộ Công Thương đã tổ chức buổi làm việc với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để thảo luận về phương án đảm bảo vùng nguyên liệu sắn cung cấp để sản xuất ethanol sinh học E100, hai bên đã thống nhất các nội dung cụ thể là: Để có nguồn cung ổn định E100, cần có quy hoạch vùng nguyên liệu ổn định cho các nhà máy hoạt động, cần có cơ chế, chính sách phù hợp để duy trì vùng trồng sắn phù hợp với lộ trình áp dụng tỷ lệ phối trộn nhiên liệu sinh học với nhiên liệu truyền thống. Đồng thời, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì phối hợp với Bộ Công Thương để xây dựng quy hoạch vùng nguyên liệu cho 4 nhà máy: Nhà máy sản xuất Ethanol nhiên liệu Đồng Nai- Công ty TNHH Tùng Lâm, Nhà máy sản xuất Ethanol nhiên liệu Quảng Nam - Công ty TNHH Tùng Lâm, Nhà máy sản xuất ethanol nhiên liệu Bình Phước và Nhà máy sản xuất ethanol sinh học Dung Quất. Bên cạnh đó, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã xây dựng và phê duyệt quy hoạch chi tiết các vùng trồng sắn trên cả nước trong đó có tính đến các nhu cầu sử dụng làm nguyên liệu sản xuất ethanol nhiên liệu cũng như các mục đích khác. Bộ cũng đã xây dựng và triển khai chương trình phát triển giống mới đối với cây sắn để đáp ứng nhu cầu theo Lộ trình. Nhờ việc đưa các giống sắn mới và kỹ thuật canh tác phù hợp, năng suất sắn tăng liên tục trong giai đoạn 2010-2016, sau 5 năm, năng suất tăng 12,9 tạ củ tươi/ha, năng suất sắn bình quân của cả nước năm 2016 đạt 19,17 tấn/ha.
|