Trong đó, chỉ tính riêng 5 nhóm hàng chủ lực, rau quả, lúa mì, hạt điều, ngô, đậu tương, kim ngạch nhập khẩu đã lên đến gần 4,3 tỷ USD (cập nhật đến 15/7 theo thống kê của Tổng cục Hải quan).
Trong đó có 2 nhóm hàng có kim ngạch nhập khẩu từ 1 tỷ USD trở lên là hạt điều (1,297 tỷ USD); ngô (1,02 tỷ USD).
Kim ngạch các nhóm hàng còn lại cụ thể gồm: Rau quả đạt 813 triệu USD; lúa mì đạt 696 triệu USD; đậu tương đạt 435 triệu USD.
Trong 5 nhóm hàng nêu trên chỉ có hạt điều bị sụt giảm kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái (giảm 223 triệu USD).
Trong các nhóm hàng trên, hạt điều là mặt hàng được nhập chủ yếu dưới dạng nguyên liệu để chế biến hàng xuất khẩu (điều nhân).
Ngoài ra, một lượng lớn trái cây được nhập khẩu từ Thái Lan sau đó được tiếp tục xuất khẩu sang Trung Quốc.
Thị trường cung cập ngô, đậu tương cho Việt Nam chủ yếu ở khu vực châu Mỹ như Argentina, Brazil, Hoa Kỳ.
Mặt hàng hạt điều nguyên liệu được nhập nhiều ở khu vực châu Phi; còn lúa mì từ Canada hay một số quốc gia ở châu Âu…
Như vậy, dù là nước nông nghiệp nhưng thực tế các doanh nghiệp trong nước vẫn đang phụ thuộc lớn vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu phục vụ sản xuất, nhất là mặt hàng ngô, đậu tương hay hạt điều.