【bảng xếp hạng 2 duc】Thành phố Hồ Chí Minh hỗ trợ khởi nghiệp

thanh pho ho chi minh ho tro khoi nghiep

Các đơn vị ký kết hợp tác hỗ trợ dự án khởi nghiệp. Ảnh: T.D.

Hỗ trợ 2 tỉ đồng cho mỗi dự án khởi nghiệp

TheànhphốHồChíMinhhỗtrợkhởinghiệbảng xếp hạng 2 duco báo cáo của UBND TP.HCM, dự kiến đến hết năm 2016, TP.HCM sẽ có khoảng 36.000 DN mới được cấp phép thành lập với số vốn đăng ký là 292.610 tỷ đồng, tăng 12,7% về số lượng và tăng 41,7% về vốn đăng ký so với cùng kỳ năm trước. Tổng số DN đang hoạt động (đã trừ giải thể) của thành phố là 289.891 DN.

Theo Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong, TP.HCM luôn xác định khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo là yếu tố cốt lõi, tạo ra bước đột phá về năng suất lao động và chất lượng sản phẩm, mang lại thành công cho các DN. Vì vậy, TP.HCM sẽ tạo điều kiện tốt nhất về cơ chế, thủ tục, vốn và kinh nghiệm cho các bạn trẻ sáng tạo, khởi nghiệp trên địa bàn thành phố.

UBND TP.HCM cũng đã ban hành quy chế hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, giao Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM làm đầu mối. Theo đó, kinh phí hỗ trợ tối đa cho 1 dự án khởi nghiệp là 2 tỉ đồng với điều kiện đó là những dự án thuộc 4 ngành công nghiệp trọng yếu (cơ khí, điện tử - công nghệ thông tin, hóa chất – nhựa – cao su, chế biến tinh lương thực thực phẩm), công nghiệp hỗ trợ và các nhóm ngành dịch vụ như: Tài chính – ngân hàng – bảo hiểm, thương mại, du lịch, vận tải, cảng và kho bãi…

Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM cho biết, bên cạnh các giải pháp cải cách hành chính, tạo môi trường thuận lợi hỗ trợ DN đổi mới sáng tạo, TP.HCM đã bố trí gói đầu tư 1.000 tỷ đồng từ ngân sách để hỗ trợ khởi nghiệp bao gồm cả những hộ kinh doanh cá thể. Ngoài ra, thành phố cũng dành thêm gói 2.000 tỷ đồng cho chương trình kích cầu đầu tư nhằm khuyến khích DN đổi mới thiết bị ứng dụng khoa học công nghệ. TP.HCM đề ra mục tiêu đến năm 2020 sẽ hỗ trợ cho 2.000 dự án khởi nghiệp và tính đến nay đã có khoảng 200 dự án đầu tiên đăng ký được hỗ trợ. Thành phố sẽ tập trung hỗ trợ cho việc hoàn thiện các ý tưởng, mô hình kinh doanh, dịch vụ, sản xuất sản phẩm thử nghiệm…

Để được tuyển chọn, các cá nhân, DN có thể đăng ký trực tiếp với Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM hoặc tham gia các cuộc thi về đổi mới sáng tạo do Sở tổ chức hoặc phối hợp tổ chức. Kết thúc 2 năm hỗ trợ, Sở Khoa học và Công nghệ cũng sẽ tổ chức các hoạt động kết nối các dự án khởi nghiệp đã nhận hỗ trợ với các nguồn vốn đầu tư khác như: Nhà đầu tư cá nhân hoặc các quỹ đầu tư mạo hiểm…

Đây là tin vui với nhiều cá nhân, công ty khởi nghiệp bởi đối với các dự án khởi nghiệp vấn đề được đặt lên hàng đầu là vốn và sự hỗ trợ cho khởi nghiệp. Theo ông Trần Viết Quân, Giám đốc điều hành Công ty CP Ứng dụng di động Xanh, đây là chủ trương rất tốt, cần “cụ thể hóa” để đưa vào thực tiễn và triển khai. Đặc biệt là đối với các nhóm, cá nhân khởi nghiệp đang ở trong giai đoạn ươm mầm dự án thì số vốn hỗ trợ ban đầu là rất cần thiết để cá nhân, nhóm khởi nghiệp hay DN mới thành lập có thể triển khai ra các sản phẩm, dịch vụ mẫu ở giai đoạn đầu tiên…

Đẩy mạnh cải cách hành chính

Song song với hỗ trợ kinh phí, báo cáo tại kỳ họp HĐND TP.HCM diễn ra từ ngày 6-12 đến ngày 9-12, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong cho biết, TP.HCM cũng đang tập trung triển khai các nhiệm vụ, giải pháp về cải thiện môi trường kinh doanh, đầu tư, cải cách hành chính, tạo thuận lợi cho DN theo Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16-5-2016 của Chính phủ như: Thực hiện kế hoạch thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp sáng tạo để khuyến khích tinh thần khởi nghiệp trong tầng lớp nhân dân, đặc biệt là thanh niên, sinh viên. Cải tạo nâng cấp chất lượng Cổng thông tin điện tử nhằm kịp thời cung cấp thông tin về thị trường, ngành hàng, các quy định, rào cản của các thị trường xuất khẩu mục tiêu. Hoàn chỉnh các thủ tục hành chính theo hướng rút ngắn quy trình, thời gian giải quyết các thủ tục cho người dân và DN. Tiếp tục thực hiện mô hình giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại các cơ quan hành chính các cấp, đơn vị sự nghiệp, DN nhà nước.

Đặc biệt, thành phố đang hướng đến xây dựng chính quyền điện tử phục vụ người dân và DN. Vì vậy, thành phố đã tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào thực hiện cải cách hành chính nhằm tạo môi trường kinh doanh, đầu tư thông thoáng, minh bạch. Tại thành phố hiện có trên 2.000 dịch vụ công trực tuyến hoạt động hiệu quả, được người dân và DN đánh giá cao. Sắp tới, thành phố sẽ triển khai nhiều nhóm dịch vụ mới, trong đó ưu tiên “số hóa” các thủ tục về cấp phép thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện của DN nước ngoài; cấp giấy chứng nhận đầu tư, thành lập DN; cấp phép lao động…

Ngoại Hạng Anh
上一篇:Lấy vi phạm để "chạy truyền thông", Tiktoker Dưỡng Dướng Dường quá ngông!
下一篇:Tây Ninh Smart