当前位置:首页 > Cúp C2

【kết quả bóng đá siêu cúp nam mỹ】Liên kết chặt chẽ phát huy thế mạnh vùng kinh tế trọng điểm ĐBSCL

Báo Cà Mau(CMO) “Cà Mau, TP. Cần Thơ, An Giang và Kiên Giang không chỉ được xác định là vùng kinh tế trọng điểm của khu vực ĐBSCL mà còn là 1 trong 4 vùng kinh tế trọng điểm của cả nước. Đây là vùng kinh tế có vị trí, vai trò quan trọng trong phát kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh của cả nước”. Đó là nhận định của Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Nguyễn Tiến Hải, Chủ tịch Hội đồng vùng nhiệm kỳ 2017–2018, tại hội nghị Hội đồng vùng kinh tế trọng điểm ĐBSCL lấn thứ nhất, diễn ra ngày 12/7.

Các địa phương trong vùng đều có lợi thế, tiềm năng phát triển nuôi trồng, khai thác thủy sản, sản xuất lúa gạo, phát triển du lịch… Điều này thể hiện ở mức tổng thu ngân sách 6 tháng của 4 tỉnh trên 16.046 tỷ đồng, kim ngạch xuất khẩu luôn duy trì ở con số 4 tỷ USD; trong 6 tháng có đến gần 2.000 doanh nghiệp được thành lập mới…

Nhiều hạn chế cần được tháo gỡ

Mặc dù là khu vực được đánh giá giàu tiềm năng và lợi thế, nhưng theo đánh giá của ông Nguyễn Tiến Hải thì, thời gian qua sự liên kết, phối hợp, hỗ trợ lẫn nhau giữa các địa phương trong vùng chưa đạt được kết quả như mong muốn. Điều này đã ảnh hưởng đến việc phát huy thế mạnh của từng địa phương của vùng trong thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, năng lực cạnh tranh của địa phương, của vùng.

Con tôm - một trong thế mạnh và có tỷ trọng lớn của vùng kinh tế trọng điểm vùng ĐBSCL.

Ông Nguyễn Tiến Hải còn chỉ ra những hạn chế hiện nay trong công tác phối hợp giữa các địa phương trong vùng là chưa có quy định, chế tài cũng như cơ chế, chế chính sách cụ thể; chưa có cơ chế phối hợp giữa các bộ ngành trung ương với các địa phương trong điều hành cơ chế chính sách của vùng. Chưa có sự ràng buộc trách nhiệm giữa các địa phương để phối hợp trong giải quyết các lĩnh vực cơ bản trong liên kết vùng như: quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch ngành, lĩnh vực quan trọng, quy hoạch kết nối hạ tầng giao thông… Từ đó, trong quá trình phát triển mỗi địa phương trong vùng lại chọn một ngành, lĩnh vực riêng lẻ, dựa trên lợi thế và thế mạnh của mình mà chưa tính đến sự phối hợp liên kết với nhau để tăng thêm sức cạnh tranh của vùng cũng như của mỗi địa phương.

Đánh giá về vai trò của 4 tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm ĐBSCL, Phó trưởng Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ Nguyễn Trung Hiếu nhận định, đây là những địa phương có vị trí địa lý vô cùng quan trọng trong giao thương, phát triên kinh tế - xã hội của toàn vùng. Nếu tính cả sản lượng lúa, thủy sản đây là khu vực chiếm tỷ trọng lớn của cả nước. Tuy nhiên, hiện vùng vẫn còn khó khăn phải khắc phục, đặc biệt là giao thông. Nguồn vốn ngân sách đầu tư cho giao thông hiện nay chỉ mới đáp ứng được khoảng 30% nhu cầu thực tế. Trong khi đó, biến đổi khí hậu ngày một diễn biến phức tập thì nó lại càng trở nên khó khăn và bức xúc.

Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội của các tỉnh, thành phố vùng còn yếu kém, thiếu đồng bộ, tính kết nối thấp. Nhiều danh mục dự án hạ tầng giao thông đã được bộ, ngành Trung ương và Chính phủ phê duyệt nhưng tiến độ triển khai còn chậm… Đây là lực cản lớn nhất trong liên kết vùng. Đặc biệt, Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ Võ Thành Thống nhận định, thời gian qua do tác động của biến đổi khí hậu làm cho tình trạng sạt lở đất ven biển, ven sông, hiện tượng xâm mặn ngày một nghiêm trọng và đã trở thành thách thức lớn không phải của tỉnh hay thành phố nào mà là toàn vùng. Trong bối cảnh đó, đòi hỏi phải có sự phối hợp đồng bộ, chặc chẽ của cả vùng trong ứng phó và cùng phát triển.

Liên kết mang tính liên vùng

Tại hội nghị, đa phần các địa phương đều thống nhất kiến nghị Chính phủ điều chỉnh, bổ sung một số quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, các quy hoạch ngành, lĩnh vực. Ông Mai Anh Nhịn, Phó chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang cho rằng, khi kiến nghị Chính phủ và các bộ, ngành điều chỉnh một số quy hoạch phát triển nông nghiệp thì cần phải có điều chỉnh về thủy lợi. Đây là lĩnh vực quan trọng quyết định thắng lợi cho sản xuất nên phải điều chỉnh cho phù hợp với thực tế diễn biến hiện nay. Ngoài ra, cần kiến nghị xin cơ chế chính sách chung của cả vùng và các tỉnh cần phải chủ động ngồi lại bàn nội dung liên kết cụ thể từng địa phương với nhau trên từng lĩnh vực cụ thể.

Khai thác thủy sản cũng là một trong những tiềm năng lớn của vùng kinh tế trọng điểm ĐBSCL.

Đối với việc thu hút nguồn nhân lực cho cả vùng, nhất là các chuyên gia đầu ngành còn hạn chế ở các tỉnh, thành phố hiện nay (trừ TP. Cần Thơ): “Cần có sự phối hợp trong sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao, nhất là các chuyên gia đầu ngành, còn làm theo kiểu hiện nay mỗi tỉnh đều có chính sách riêng để thu hút nguồn nhân lực thì vô tình đã tạo ra cuộc canh tranh giữa các tỉnh”, ông Nhịn chia sẻ.

Liên quan đến quy hoạch cho toàn vùng, ông Vũ Quang Các, Vụ trưởng Vụ quản lý quy hoạch, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, với đặc trưng của vùng là có độ cao trung bình từ 0,5-1,5 m, nếu một điểm bị tác động do biến đổi khí hậu sẽ ảnh hưởng đến toàn vùng. Chính vì vậy, cần có nghiên cứu một cánh tổng thể mới có giải pháp giải quyết một cách đồng bộ. “Hiện Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang tiến hành lập quy hoạch tổng thể phát kinh tế - xã hội vùng ĐBSCL đến năm 2030 theo phương pháp tích hợp đa ngành từ nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ - thương mại, nuôi trồng thủy sản, giao thông… để giải quyết các vấn đề mang tính liên vùng, liên tỉnh”, ông Các cho biết thêm.

Đồng tình với quan điểm giải quyết vấn đề cần có sự liên kết toàn vùng và liên vùng, Phó trưởng Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ Nguyễn Trung Hiếu cho rằng, để khắc phục khó khăn hiện nay của vùng, ngoài việc xây dựng mối liên kết chặt chẽ với các địa phương trong vùng cần phải có mối liên kết với các vùng kinh tế khác như: Tứ giác Long Xuyên, Đồng Tháp Mười, Bán đảo Cà Mau… để tránh sự trùng lấp và phát huy được thế mạnh của từng tiểu vùng.

Kết thúc hội nghị, đa phần các tỉnh đều thống nhất đề xuất Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương điều chỉnh một số quy hoạch liên quan đến vùng như: quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch nông nghiệp, nông thôn; quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp; quy hoạch phát triển thương mại... vùng kinh tế trọng điểm ĐBSCL đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Ngoài ra, đã công bố Quyết định ban hành cơ sở dữ liệu thông tin vùng kinh tế trọng điểm ĐBSCL.

Nguyễn Phú

分享到: