Quang cảnh Diễn đàn cơ hội và thách thức TPP tại Mexico. (Ảnh Việt Hoàng) |
Tham dự diễn đàn có các quốc gia thành viên TPP thuộc khu vực châu Á - châu Đại Dương tại Mexico bao gồm Đại sứ và Tham tán Thương mại các nước Úc,ệtNamdựDiễnđàncơhộivàtháchthứcTPPtạkết quả ireland Nhật Bản, Malaysia, New Zealand và Việt Nam.
Phát biểu khai mạc diễn đàn, ông Sergio Ley Lopez - Phó Chủ tịch Hội đồng doanh nghiệp Ngoại thương, Đầu tư và Công nghệ (COMCE) Mexico hoan nghênh các Đại sứ, Tham tán Thương mại của các nước TPP tại Mexico, cùng các doanh nghiệp Mexico tham dự diễn đàn. Đây là diễn đàn để các bên trao đổi các cơ hội và thách thức của TPP.
Phó Chủ tịch COMCE đánh giá việc ký kết TPP, đặc biệt đối với 7 đối tác mới trong TPP tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, bao gồm: Úc, Brunei, Malaysia, Nhật Bản, New Zealand, Singapore và Việt Nam, sẽ tác động lớn đến nền kinh tế Mexico, mở ra cơ hội kinh doanh và đầu tư cho các ngành sản xuất Mexico. Phó Chủ tịch COMCE cũng đề nghị các doanh nghiệp Mexico cần tận dụng các cơ hội do TPP đem lại, đồng thời cũng chuẩn bị với những thách thức cạnh tranh của các nước TPP.
Trình bày tại diễn đàn, Tổng Vụ trưởng châu Á - châu Đại dương và các Tổ chức Đa phương, Bộ Kinh tế Mexico, kiêm Trưởng đoàn đàm phán TPP Mexico, ông Roberto Zapata Barradas, đánh giá việc TPP được ký kết bởi 12 quốc gia (Úc, Brunei, Canada, Chile, Malaysia, Mexico, New Zealand, Nhật bản, Peru, Singapore, Hoa Kỳ và Việt Nam), vào ngày 4/2/2016 tại New Zealand là một mốc lịch sử. TPP góp phần tăng cường hội nhập, thúc đẩy sản xuất và đầu tư của Mexico, không chỉ đối với các thành viên cũ thuộc khối Hiệp định thương mại tự do bắc Mỹ (NAFTA), ký kết năm 1994, bao gồm Mỹ, Canada và Mexico; Hiệp định thương mại tự do Liên minh Thái Bình Dương (LAB4), trong đó có Mexico, Chile, Peru và Comlombia (không tham gia TPP), ký kết năm 2014, mà còn đối với 7 quốc gia bên kia bờ Thái Bình Dương của Mexico.
TPP có vai trò rất quan trọng với nền kinh tế Mexico, chiếm 85% tổng kinh ngạch xuất nhập khẩu (680 tỷ USD), 56% đầu tư nước ngoài (FDI) vào Mexico (228 tỷ USD) (số liệu năm 2014). Tham gia TPP, Mexico sẽ được hưởng lợi trong việc xuất khẩu vào thị trường của 11 thành viên TPP: 90% số dòng thuế sẽ giảm bằng 0%, ngay sau khi có hiệu lực, 9% số dòng thuế giảm bằng 0% theo lộ trình từ 5-10 năm.
Mexico cam kết chung về lộ trình giảm thuế đối với các thành viên của TPP: 77% số dòng thuế sẽ được xóa bỏ thuế ngay, 3% số dòng thuế sẽ giảm về 0% theo lộ trình 5 năm, 19% số dòng thuế sẽ giảm về 0% theo lộ trình 10-15 năm. Mức độ bảo hộ thị trường của Mexico cao hơn, so với việc mở cửa thị trường.
Trưởng đoàn đàm phán TPP Mexico đánh giá cam kết giảm thuế, đối với 12 thành viên TPP, trong đó Singapore là quốc gia dẫn đầu cắt giảm ngay 100% số dòng thuế về 0%, ngay khi TPP có hiệu lực. Mexico chiếm thứ 11, trong việc cam kết mở cửa thị trường: 76,5% số dòng thuế giảm thuế ngay về 0%; 22,5% số dòng thuế giảm về 0% theo lộ trình, thời gian tối đa là 16 năm; 1,1% số dòng thuế theo hạn ngạch và giảm từng phần.
Việt Nam xếp cuối cùng, trong việc cam kết mở cửa thị trường: 64,6% số dòng thuế giảm thuế ngay về 0%; 33,3% số dòng thuế giảm về 0% theo lộ trình, thời gian tối đa là 16 năm và 2,1% số dòng thuế theo hạn ngạch và giảm từng phần.
Tham luận tại diễn đàn, Đại sứ Lê Linh Lan nêu lên tầm quan trọng của Việt Nam và Mexico cùng tham gia và ký kết TPP, trong bối cảnh hai nước đã thiết lập quan hệ ngoại giao trên 40 năm (19/5/1975 - 19/5/2016). Bên lề lễ ký TPP ngày 4/2/2016 tại New Zealand, Bộ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ trưởng Bộ Kinh tế Mexico đã ký kết Thỏa thuận thành lập Uỷ ban hỗn hợp cấp Bộ, về hợp tác kinh tế - thương mại và đầu tư giữa Việt Nam - Mexico, sẽ góp phần thúc đẩy quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư và du lịch giữa hai nước.
Đối với TPP, Việt Nam áp dụng lộ trình giảm thuế chung cho các nước TPP, trong đó có Mexico. Việt Nam cam kết trên 65% số dòng thuế, sẽ được xoá bỏ thuế nhập khẩu (0%) ngay khi hiệp định có hiệu lực. Trên 98% số dòng thuế sẽ được xoá bỏ thuế nhập khẩu sau 10 năm. Mexico có thể xuất khẩu các mặt hàng có thế mạnh sang Việt Nam như linh kiện và phụ tùng ôtô, gỗ, thức ăn gia súc, rượu Tequila, thịt bò v.v…
Ngược lại, Mexico cam kết đối với Việt Nam, 77,2% số dòng thuế sẽ được xóa bỏ thuế ngay, chiếm 36,5% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Mexico (tính theo năm cơ sở 2010). Vào năm thứ 10 sau khi hiệp định có hiệu lực, 98% số dòng thuế sẽ được xóa bỏ thuế nhập khẩu. Đây là cơ hội tốt cho các doanh nghiệp nhập khẩu Mexico, nhập khẩu các mặt hàng có chất lượng cao từ Việt Nam, với ưu đãi về thuế. Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam vào Mexico bao gồm: Điện thoại các loại và linh kiện; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; giày dép các loại; cà phê; hàng dệt, may; phương tiện vận tải và phụ tùng; máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác; hàng thủy sản; đồ chơi, dụng cụ thể thao và bộ phận; túi xách, ví,vali, mũ, ô, dù; gỗ và sản phẩm gỗ; sản phẩm từ chất dẻo; cao su.
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan Việt Nam, trong năm 2015, tổng kim ngạch thương mại hai chiều giữa Mexico và Việt Nam đạt 2,02 tỷ USD, tăng 55,6% so với năm 2014. Trong đó, xuất khẩu của Việt Nam sang Mexico đạt 1,54 tỷ USD, tăng 49% so với năm 2014, nhập khẩu của Việt Nam từ Mexico là 477 triệu USD, tăng 81% so với năm 2014. Việt Nam xuất siêu qua Mexico (+) 1,06 tỷ USD.
Đối với số liệu của Bộ Kinh tế Mexico, kim ngạch trao đổi thương mại hai chiều Mexico - Việt Nam trong năm 2015 lên tới 3,85 tỷ USD, với cán cân nghiêng mạnh về phía Việt Nam. Sở dĩ có sự chênh lệch về số liệu kim ngạch xuất nhập khẩu, vì hai nước có cách tính khác nhau. Việt Nam tính theo doanh nghiệp nhập khẩu trị giá xuất khẩu FOB (chỉ tính giá hàng hóa), trong khi đó Mexico tính theo theo xuất xứ hàng hóa (Việt Nam) và trị giá nhập khẩu CIF (bao gồm cả cước vận tải, phí bảo hiểm).