【đội hình celta vigo gặp getafe】Dạy nghề theo nhu cầu phát huy hiệu quả
Hiện nay, các lớp dạy nghề theo nhu cầu đã phát huy hiệu quả, giúp người dân có thêm thu nhập, cuộc sống gia đình từng bước ổn định.
Hiện nay, các lớp dạy nghề theo nhu cầu đã phát huy hiệu quả, giúp người dân có thêm thu nhập, cuộc sống gia đình từng bước ổn định.
Chị Ngô Thị Tươi, ấp Tân Thành, xã Lợi An, huyện Trần Văn Thời, phấn khởi: “Trước đây tôi biết may, nhưng chỉ may theo cảm tính, không theo quy cách nào hết. Khi tham gia lớp dạy nghề do chị em phụ nữ tổ chức tại xã thì tôi may được nhiều kiểu, được nhiều khách hàng tìm đến cắt may hơn. Lớp dạy như vậy rất ý nghĩa bởi nhiều chị em khi học xong đều may được và ít nhất cũng phục vụ cho gia đình mình”.
Từ khi được học nghề may tại địa phương, mỗi tháng chị Ngô Thị Tươi thu nhập từ 2-3 triệu đồng. |
Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Lợi An Võ Thanh Thuỳ cho biết: “Nhiều chị em nhận thấy công việc may phù hợp, có thể mang lại nguồn thu nhập nên đề xuất với hội mở lớp dạy nghề may. Ðiều đáng mừng là nhiều chị em phát huy được tay nghề, có thu nhập khá, có chị thu nhập từ 2-3 triệu đồng/tháng”.
Ngoài các lớp dạy may, nhiều chị em phụ nữ ở xã Lợi An còn tham gia các lớp dạy nghề khác theo hình thức liên kết với hội nông dân như: nuôi tôm, chăn nuôi. “Thấy được hiệu quả từ các lớp dạy nghề nên chị em tự nguyện xin học. Từ đó, tinh thần học hỏi rất tốt, chị em đi học đều và nắm được hết kỹ năng, kỹ thuật mà giảng viên truyền đạt. Vì vậy, hội sẽ tiếp tục mở các lớp dạy nghề theo nhu cầu để phục vụ người dân nhằm nâng cao mức sống cho họ”, chị Võ Thanh Thuỳ cho biết thêm.
Việc dạy nghề trồng nấm rơm cho hội viên nông dân ấp 17, xã Nguyễn Phích, huyện U Minh là một trong những mô hình mang lại hiệu quả cao. Bí thư Chi bộ ấp 17, xã Nguyễn Phích Phạm Việt Khoa cho biết: “Nhiều bà con trong ấp đề xuất cần học kỹ thuật trồng nấm rơm để tận dụng thời gian nhàn rỗi, tận dụng được nguồn rơm để kiếm thêm nguồn thu nhập, từ đó địa phương tổ chức dạy nghề trồng nấm rơm cho người dân. Sau khi nắm bắt được kỹ thuật từ lớp dạy nghề tại hiện trường, giờ đây rơm sau khi thu hoạch được tận dụng trồng nấm. Từ việc trồng nấm, người dân cũng kiếm thêm từ vài triệu đến vài chục triệu đồng/năm nên người dân rất phấn khởi”.
Những lớp dạy nghề theo yêu cầu của người dân có ý nghĩa rất lớn, bởi nó giải quyết được cái mà địa phương, nông dân đã và đang cần. Chỉ có cách cầm tay chỉ việc, dạy nghề gắn với nhu cầu thực tế thì vấn đề đào tạo nghề cho lao động ở nông thôn mới phát huy hiệu quả./.
Bài và ảnh: Diệu Lữ