【trận chelsea hôm nay】2 kiến nghị được doanh nghiệp ngành gỗ gửi lên Thủ tướng
Doanh nghiệp ngành gỗ nỗ lực lấy lại đà tăng trưởng Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tiếp tục đối mặt với khó khăn Thủ tướng chủ trì hội nghị tháo gỡ khó khăn,ếnnghịđượcdoanhnghiệpngànhgỗgửilênThủtướtrận chelsea hôm nay thúc đẩy xuất khẩu lâm sản và thủy sản |
Xuất khẩu quý I/2023 sụt giảm 2 con số
Theo Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, trong thập niên qua, tăng trưởng xuất khẩu của ngành luôn đạt 2 con số mỗi năm. Kim ngạch xuất khẩu đứng thứ 5 trong các ngành hàng xuất khẩu (chỉ sau điện thoại, linh kiện điện tử, thiết bị máy móc, da giày, dệt may); xuất khẩu sang 140 quốc gia và vùng lãnh thổ, giữ vị trí thứ nhất Đông Nam Á, thứ 2 châu Á (sau Trung Quốc) và thứ 5 trên thế giới (Trung Quốc, Đức, Ba Lan, Italia); giá trị xuất siêu trung bình từ 8 - 10 tỷ USD mỗi năm.
Ông Đỗ Xuân Lập - Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam phát biểu tại Hội nghị tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu lâm sản, thủy sản |
Năm 2022, xuất khẩu gỗ và lâm sản đạt 17,1 tỷ USD, trong đó: Gỗ và sản phẩm gỗ đạt 16,01 tỷ USD; lâm sản ngoài gỗ đạt 1,09 tỷ USD. Giá trị xuất siêu đạt trên 14 tỷ USD. 5 thị trường chính gồm Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc, EU, Hàn Quốc, chiếm trên 90% giá trị xuất khẩu.
Tuy nhiên, từ quý I/2023, giá trị xuất khẩu gỗ và lâm sản giảm gần 30% so với cùng kỳ năm 2022. Cụ thể, xuất khẩu gỗ và lâm sản quý I/2023 đạt 3,1 tỷ USD, giảm 28,3%. Trong đó, gỗ và sản phẩm gỗ đạt 2,88 tỷ USD, giảm 28,3%; lâm sản ngoài gỗ đạt 224 triệu USD, giảm 28,2%. Dự kiến năm 2023, giá trị kim ngạch xuất khẩu chỉ đạt tương đương năm 2022. Số đơn hàng giảm mạnh, doanh nghiệp phải sản xuất cầm chừng, ảnh hưởng lớn đến sản xuất, kinh doanh, ảnh hưởng đến đời sống của gần chục triệu người lao động.
Về nguyên nhân khiến sụt giảm giá trị xuất khẩu lâm sản, ông Đỗ Xuân Lập – Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam nhận định, là do kinh tế thế giới tiếp tục gặp nhiều khó khăn, lạm phát cao tại một số quốc gia phát triển nên chính phủ các nước đã ban hành nhiều chính sách thắt chặt tiền tệ, dẫn đến người tiêu dùng đã thắt chặt chi tiêu.
Xung đột địa chính trị Nga – Ukraina tiếp tục diễn biến phức tạp, kéo dài làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh đối với các doanh nghiệp như: Chi phí logistic tăng cao, giá nguyên liệu, vật tư sản xuất đầu vào tăng cao...
Chính sách bảo hộ của các quốc gia tiếp tục phát huy nhằm bảo hộ cho các sản phẩm, hàng hóa sản xuất trong nước; do vậy, đã làm ảnh hưởng tới việc thương mại sản phẩm gỗ của Việt Nam.
Phòng vệ thương mại giữa các quốc gia có nhiều diễn biến phức tạp. Ngành gỗ đối mặt với các vụ kiện về ván dán và các vụ điều tra về mặt hàng tủ bếp và bàn trang điểm đối với thị trường Hoa Kỳ.
Ngoài ra, còn có một số khó khăn trong quá trình thực thi các cơ chế, chính sách trong nước như: Chính sách thuế, bảo hiểm xã hội và tín dụng cho doanh nghiệp.
Trước những khó khăn kể trên, Hiệp hội Gỗ và Lâm sản cũng đã chủ động tìm kiếm mở rộng thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh, trong đó tập trung vào tiêu chí là giá sản phẩm phải tốt; sản phẩm phải phù hợp với thị hiếu; sản phẩm phải đạt chất lượng và có chính sách hậu mãi tốt.
Tái cấu trúc, tổ chức lại sản xuất của doanh nghiệp, trong đó chú trọng đổi công nghệ, hoàn thiện hệ thống quản trị sản xuất, nâng cao tính hiệu quả, chất lượng nguồn nhân lực. Đẩy mạnh sản xuất sản phẩm sử dụng nguồn nguyên liệu trong nước để giảm giá thành, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm.
Về phía các bộ, ngành và địa phương, đã ưu tiên hỗ trợ các doanh nghiệp ngành gỗ và chế biến lâm sản xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường thông qua việc đàm phán, ký kết các hiệp định thương mại, cụ thể như các nước khu vực Trung Đông, Nam Mỹ...
Hỗ trợ thành lập các cụm, khu công nghiệp tập trung của ngành gỗ và chế biến lâm sản tại các vùng, địa phương có tiềm năng như: Miền núi phía Bắc, Duyên hải Nam Trung bộ và Đông Nam bộ.
Hỗ trợ thành lập trung tâm thương mại quốc tế có tầm cỡ, quy mô để tổ chức các sự kiện, hội chợ giới thiệu, quảng bá và xúc tiến thương mại các sản phẩm ngành chế biến gỗ và lâm sản xuất khẩu.
Hỗ trợ doanh nghiệp trong việc nâng cao năng lực để có thể chủ động giải quyết các vụ việc cạnh tranh thương mại. Hỗ trợ phát triển ngành công nghiệp phụ trợ của ngành gỗ như: sơn, keo, đinh vít, bao bì, logistic. Hỗ trợ đầu tư, phát triển vùng nguyên liệu rừng trồng tập trung trong nước, rừng gỗ lớn, gỗ có chứng chỉ quản lý rừng bền vững đáp ứng được nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng. Có các chính sách hỗ trợ về thuế, bảo hiểm, tín dụng để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong thời điểm khó khăn hiện nay.
2 kiến nghị được doanh nghiệp ngành gỗ gửi lên Thủ tướng
Tuy nhiên, trước những khó khăn do nguyên nhân khách quan và chủ quan, để giúp cộng đồng doanh nghiệp chế biến gỗ và lâm sản vượt qua được những khó khăn, tại Hội nghị “Tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu lâm sản và thủy sản năm 2023” diễn ra sáng 13/4 tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì, 2 kiến nghị chính đã được cộng đồng doanh nghiệp gửi đến Thủ tướng.
Thủ tướng đề nghị các đại biểu tập trung thảo luận để tìm ra các giải pháp hay, cách làm mới - Ảnh: VGP/Nhật Bắc |
Theo đó, về phát triển thị trường, Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam đề nghị với Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành và địa phương một sớm cho phép hình thành những trung tâm triển lãm có tầm khu vực và quốc tế đặc biệt như Hà Nội, Đà Nẵng (hiện tại không có) để thúc đẩy quảng bá thương mại sản phẩm; hiện một số các trung tâm kinh tế khác đã có nhưng quy mô rất nhỏ như Thành phố Hồ Chí Minh. Các bộ, ngành hỗ trợ ngành chế biến, xuất khẩu gỗ và lâm sản tổ chức các hội chợ quốc tế trong nước để thu hút, quảng bá sản phẩm.
Thay đổi mức hỗ trợ trong chính sách hỗ trợ xúc tiến thương mại cho doanh nghiệp Việt Nam tham gia các hội chợ quốc tế, vì chính sách hỗ trợ hiện nay còn thấp, trong khi hội chợ trong nước hiện có giá 2.000 - 2.200 USD/ gian hàng chuẩn; hội chợ thế giới như High Point - Mỹ có giá 3.200 - 3.500 USD/gian hàng tiêu chuẩn.
Đề nghị các tham tán thương mại thường xuyên phối hợp với các hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp hỗ trợ cho việc cung cấp thông tin về các chính sách, thị trường tại các quốc gia, thị trường quan trọng.
Về chính sách thuế, đối với việc hoàn thuế giá trị gia tăng khi xuất khẩu: Hiện nay, Bộ Tài chính đang coi ngành gỗ xuất khẩu là ngành có rủi ro trong việc hoàn thuế, do có một số doanh nghiệp gian lận kê khai thuế giá trị gia tăng trong xuất khẩu. Tuy nhiên, đại đa số các doanh nghiệp làm ăn chân chính, nên đề nghị Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính xem xét, xử lý nghiêm các doanh nghiệp có sai phạm; đồng thời, có phương án giải quyết, tạo điều kiện hoàn thuế giá trị gia tăng kịp thời cho doanh nghiệp làm ăn chân chính.
Đối với việc giảm thuế suất đối với xuất khẩu sản phẩm viên nén đen (mã HS 4401.31). Đề nghị có cùng mức thuế suất là 0%, tương ứng như thuế suất áp dụng đối với các sản phẩm viên nén khác.
Có chính sách cho doanh nghiệp ngành chế biến gỗ và lâm sản giãn nợ đến hạn từ 06 tháng đến 12 tháng; có gói tín dụng đặc thù từ Ngân hàng chính sách xã hội để doanh nghiệp trả lương cho công nhân trong năm 2023. Có chính sách cho doanh nghiệp ngành chế biến gỗ và lâm sản được lùi thời gian nộp bảo hiểm xã hội, không tính lãi trong năm 2023.
Ngoài ra, đề nghị xem xét quy định về phòng cháy chữa cháy đối với các nhà xưởng do tính đặc thù trong sản xuất, chế biến của ngành đồ gỗ.
(责任编辑:La liga)
- Ngành nước tại Việt Nam gặp thách thức lớn do biến đổi khí hậu
- Bình Chánh “bỏ quên” gần 400 công sản, tự ý cho thuê mặt bằng
- Biệt thự sinh thái phong cách Ý giữa lòng TP. Thanh Hóa
- Thị trường BĐS hồi phục, Văn Phú
- Vớt xong gần 7 tấn, cá chết lại tiếp tục nổi trắng hồ ở Đà Nẵng
- Trò chơi Pokemon Go chính thức cập bến thị trường Việt Nam
- Lại đề xuất ‘lấp’ hồ Thành Công xây chung cư
- Phoenix Legend giành gần 4 tỷ đồng tri ân khách hàng
- ‘So kè’ nhà sang, xế xịn của HH Ngọc Hân và Á hậu Thúy Vân trước khi lấy chồng
- Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy trao nhà ‘Nghĩa tình biên cương’
- Giải mã bí ẩn 'kỳ lạ' trong nhà của các tỷ phú thế giới
- Sắp bàn giao dự án siêu sang ở Long Biên
- Ông bố Sài Gòn xây nhà đẹp như mơ tặng con gái rượu
-
Sáng mai (25/12), sẽ diễn ra Hội thảo ‘Thị trường carbon: Cơ hội và thách thức’
Thị trường carbon, công cụ hữu hiệu để đạt mục tiêu Net Zero Tham gia vào thị trường carbon: Doanh n ...[详细] -
Vũng Tàu đấu giá lại khu “đất vàng” 2,7ha để xây khu phức hợp 45 tầng
UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu vừa có quyết định sửa đổi, bổ sung phương án đấu giá và quyết định đấu g ...[详细] -
Park Hang Seo – Người biến bóng đá thành cuộc đời, chọn nhà cũng hướng về sân cỏDẫn dắt đội tuyển Vi ...[详细]
-
Hà Nội yêu cầu kiểm tra loạt công trình ở quận trung tâm
Văn phòng UBND TP Hà Nội vừa ban hành công văn số 1208 đề nghị các sở, ngành, UBND quận Hoàn Kiếm th ...[详细] -
Thời tiết Hà Nội 22/7: Nắng xuất hiện từ sớm, trời oi nóng
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày và đêm nay (22/7), có mâ ...[详细] -
Thị trường chậm lại nhưng là điều cần thiếtHơn 2 tháng qua, cả thế giới quay cuồng với đại dịch Covi ...[详细]
-
Biệt thự sang chảnh đến căn hộ tiện nghi của các bà mẹ đơn thân Vbiz
Có thể nói Hồ Ngọc Hà là bà mẹ đơn thân giàu có bậc nhất Vbiz với biệt thự, xe sang, hàng hiệu tràn ...[详细] -
Nhà phạm phải 4 sai lầm này gia chủ làm quần quật vẫn nghèo
Treo quá nhiều gương trong nhàThói quen của nhiều nhà là thích treo nhiều gương để tiện cho việc qua ...[详细] -
Cam kết phát triển bền vững, Generali Việt Nam tăng vốn điều lệ lên hơn 8.202 tỷ đồng
Ảnh minh họaBà Nguyễn Phương Anh - Tổng Giám đốc Generali Việt Nam cho biết: "Chúng tôi rất vui mừng ...[详细] -
Chung cư treo cảnh báo, phục vụ nước rửa tay miễn phí phòng dịch virus corona
Theo thông tin công bố chính thức từ Bộ Y tế, tính đến sáng 1/2 Việt Nam đã có 6 ca nhiễm viêm đường ...[详细]
Ngày 4/1: Giá gạo trong nước, gạo xuất khẩu tiếp tục giảm nhẹ
Đất Xanh Miền Bắc phân phối dự án The Matrix One
- Prudential khởi động chương trình “Tăng cường sức khỏe chủ động”
- Đất Thạch Thất bị 'thổi giá', lo ngại kịch bản 'sốt ảo' như tại Ba Bình?
- 6 sai lầm trong mua đồ nội thất vừa tốn tiền vừa không hiệu quả
- 5 yếu tố hấp dẫn nhà đầu tư của Lotus Central
- Hà Tĩnh: Án mạng ở trung tâm thương mại, một người nước ngoài tử vong
- Lại xuất hiện hai dự án ma “kiểu Alibaba” tại Đồng Nai
- Khiếu kiện kéo dài, dự án nhà ở của Công ty thuốc lá Sài Gòn “treo” hơn 20 năm