Mấy năm trước,ồnnghềcadiễntếkết quả cúp c3 châu âu hôm nay đa phần các ca sĩ, diễn viên tại Trung tâm Văn hóa Nghệ thuật tỉnh, trung tâm văn hóa - thông tin và thể thao cấp huyện ít có dịp đón giao thừa bên gia đình bởi phải đi phục vụ, nhưng năm nay lại khác...
Các chương trình văn nghệ năm nay được tổ chức với quy mô nhỏ.
Đã tập luyện lâu dài cho giờ “G”, nhưng…
Hơn một tháng trước tết, kế hoạch tổ chức các hội thi, hội diễn, cùng các chương trình văn nghệ biểu diễn phục vụ các sự kiện tổng kết, họp mặt cuối năm đến chương trình nghệ thuật đêm giao thừa đã được tập luyện. Đây là những chương trình có đầu tư, đòi hỏi lực lượng diễn viên, ca sĩ đông, nhất là lực lượng cộng tác viên.
Để có được lực lượng tham gia, đòi hỏi các trung tâm văn hóa - thông tin và thể thao cấp huyện phải xây dựng và nuôi dưỡng đội ngũ cộng tác viên ở cơ sở có chuyên môn đáp ứng với nhu cầu của mỗi sự kiện văn nghệ. Ông Nguyễn Thanh Đẳng, Phó Giám đốc Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao huyện Vị Thủy, chia sẻ: “Lực lượng đa phần là học sinh, giáo viên, cán bộ công chức, viên chức và những người tham gia ở các câu lạc bộ văn hóa, văn nghệ, đờn ca tài tử… Chúng tôi xây dựng câu lạc bộ khung cấp huyện và tổ chức giao lưu với các câu lạc bộ cấp xã, vừa chia sẻ kinh nghiệm, vừa tìm kiếm, phát huy nhân tố mới để khi cần xây dựng các chương trình văn nghệ, mời họ làm cộng tác viên”.
Lực lượng này luôn làm nòng cốt cho phong trào văn nghệ ở cơ sở, nhất là khi địa phương dàn dựng chương trình nghệ thuật tổng hợp, vừa tham gia hội thi, hội diễn cấp tỉnh, vừa để phục vụ người dân địa phương. Ông Dương Thanh Tùng, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh, cho biết: “Chúng tôi tổ chức hội thi nghệ thuật quần chúng cấp tỉnh dịp đầu năm, nhằm mục đích kiểm tra toàn lực trong ngày, vừa là lực lượng nòng cốt của các đội tuyên truyền lưu động, vừa là lực lượng cộng tác viên của từng địa phương. Vì thế, hội thi đòi hỏi các đội phải xây dựng chương trình nghệ thuật tổng hợp nhiều thể loại, đủ để phục vụ cho các chương trình nghệ thuật tại địa phương, tiêu biểu là chương trình nghệ thuật đêm giao thừa”.
Để phục vụ cho các chương trình nghệ thuật của tỉnh, Trung tâm Văn hóa Nghệ thuật tỉnh đã chủ động xây dựng chương trình nghệ thuật năm khoảng giữa năm trước, để phục vụ suốt đến cuối năm và đầu năm mới. Ông Lê Hoàng Chung, Phó Giám đốc Trung tâm Văn hóa Nghệ thuật tỉnh, chia sẻ: “Chúng tôi tập luyện thường xuyên, vừa để anh chị em nâng cao tay nghề, vừa đảm bảo phục vụ nhu cầu của tỉnh cũng như các cuộc thi trong và ngoài khu vực. Suốt năm qua, nhất là dịp cuối năm, tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, nhưng chúng tôi vẫn đảm bảo các chương trình nghệ thuật được tập dợt nghiêm túc, chất lượng. Không tập hợp đông thì chia ra thành từng nhóm nhỏ. Ngay cả chương trình nghệ thuật mừng đêm giao thừa năm nay, phút cuối có sự thay đổi, nhưng chúng tôi cũng tập luyện nghiêm túc, sẵn sàng phục vụ khi có yêu cầu”.
“20 năm rồi, mới được đón giao thừa với gia đình”
Với những anh chị em ca sĩ, diễn viên từ tỉnh đến huyện, tết là lúc bận rộn nhất. Các đơn vị vừa phải xây dựng và tập luyện chương trình nghệ thuật mừng năm mới, chương trình văn nghệ phục vụ các sự kiện trong tỉnh và nhất là chương trình nghệ thuật đêm giao thừa.
Nhưng năm nay rất khác biệt, các đơn vị, nhất là Trung tâm Văn hóa Nghệ thuật tỉnh đã xây dựng chương trình và triển khai tập luyện, nhưng phút cuối phải dừng. Ông Lê Hoàng Chung, Phó Giám đốc Trung tâm Văn hóa Nghệ thuật tỉnh, cho biết thêm: “Chúng tôi cho các ca sĩ, diễn viên nghỉ sớm, vì không diễn trong đêm giao thừa. Đây là điều chưa từng có từ trước đến giờ, như tất cả vì sự an toàn của mọi người. Còn chương trình phục vụ sau tết như mọi năm, hiện tại chúng tôi chưa thể nói trước, nhưng vẫn chuẩn bị sẵn sàng để khi tình hình dịch bệnh ổn định, sẽ có kế hoạch lưu diễn phục vụ Nhân dân”.
Với các trung tâm văn hóa - thông tin và thể thao cấp huyện, việc tổ chức hội thi, hội diễn và các hoạt động trong đêm giao thừa đã được chuẩn bị, nhưng tất cả phải dừng lại. Ông Nguyễn Ngọc Chấn, Phó Giám đốc Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao huyện Châu Thành A, chia sẻ, cảm xúc buồn vui lẫn lộn khi năm nay, huyện tổ chức đêm giao thừa quy mô nhỏ, để đảm bảo an toàn phòng chống dịch. Anh nói: “Năm nay, tôi được đón giao thừa với gia đình rồi, 20 năm qua, chưa bao giờ tôi được ở nhà vào thời khắc này, vì mãi phục vụ. Vì dịch bệnh, nhiều hoạt động văn nghệ không tổ chức. Những người luôn bận rộn phục vụ như chúng tôi thấy mừng vì như vậy an toàn cho mọi người, nhưng tâm trạng cũng buồn lắm, vì không được diễn, để thỏa niềm đam mê”.
Vui, buồn lẫn lộn là cảm xúc chung của các ca sĩ, diễn viên trong tỉnh, làm nghệ thuật, chỉ vui khi được đứng trên sân khấu nhưng năm nay lịch diễn và những gì tích cực tập luyện được sử dụng không nhiều, nên mọi người hay nói vui: Được rảnh chưa chắc đã vui!...
Chương trình Giao thừa “Xuân Hậu Giang - Niềm tin và khát vọng” ban đầu dự kiến tổ chức tại Quảng trường Hòa Bình, nối cầu truyền hình với thành phố Ngã Bảy, giờ tổ chức với quy mô nhỏ tại phim trường Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh. Các chương trình giao thừa ở huyện, thị, thành phố cũng được tổ chức trong hội trường, khách mời hạn chế. Các hội thi, hội diễn cấp huyện đều dừng tổ chức. Năm nay, cả tỉnh Hậu Giang không bắn pháo hoa chào đón năm mới 2021 như kế hoạch ban đầu. |
Bài, ảnh: VĨNH TRÀ