Ông Lê Duy Thành,ĩnhPhúcxâydựngcáckhuquyhoạchđểđóndòngđầutưgiao hữu các câu lạc bộ Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc. Thời gian qua, Vĩnh Phúc là một trong những địa phương hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Vậy xin ông cho biết chính sách thu hút đầu tư của tỉnh Vỉnh Phúc đã được thực hiện như thế nào?
Khi tái lập tỉnh vào năm 1997, Vĩnh Phúc có diện tích khá nhỏ, cơ cấu dân số trên 1 triệu dân, trong đó 90% làm nông nghiệp. Xuất phát điểm của Vĩnh Phúc thời điểm đó rất thấp, với tổng thu ngân sách chưa đầy 100 tỷ đồng, thu nhập bình quân đầu người khoảng trên 2 triệu đồng. Nếu xét các chỉ tiêu kinh tế, xã hội, Vĩnh Phúc đứng 57/61 tỉnh thành tại thời điểm mới tái lập tỉnh. Tuy nhiên, tại thời điểm đó, chúng tôi đã suy nghĩ, nếu không có chính sách tốt và đi tắt đón đầu thì không thể vượt lên. Chính vì vậy, lãnh đạo tỉnh đã nghiên cứu, xem xét và đi đến quyết định xây dựng chính sách phát triển công nghiệp dựa trên nền tảng thu hút đầu tư. Tại thời điểm đó, chúng tôi chú trọng vào mảng thu hút đầu tư nước ngoài. Đã có rất nhiều nghị quyết, chương trình hành động cụ thể được ban hành và triển khai một cách quyết liệt để cuối cùng có một Vĩnh Phúc thành công trong thu hút đầu tư nước ngoài như ngày hôm nay.
Những chính sách cụ thể đó là gì, thưa ông?
Ngay từ năm 1997 – 1998, chúng tôi đã quy hoạch một hệ thống mạng lưới các khu, cụm công nghiệp khá hoàn thiện. Cho đến thời điểm hiện nay, Vĩnh Phúc đã được Thủ tướng Chính phủ đồng ý cho phê duyệt quy hoạch 19 khu công nghiệp thì đã triển khai được 11 khu, phê duyệt 31 cụm công nghiệp thì đã triển khai được 15. Đến nay, với hơn 280 dự án đầu tư nước ngoài và hơn 9.000 DN trong nước, chúng tôi khẳng định Vĩnh Phúc đã có một nền tảng để phát triển kinh tế - xã hội khá tốt. Cụ thể, tổng thu ngân sách cao nhất năm 2016 là 33.000 tỷ đồng, năm 2018 này đạt 31.000 tỷ đồng, tăng hơn 300 lần so với những ngày đầu tái lập tỉnh. Thu nhập bình quân đầu người, cách đây 20 năm gần như đứng cuối bảng xếp hạng, đến nay Vĩnh Phúc đã nằm trong top các tỉnh có thu nhập bình quân đầu người cao, ở mức 80 triệu đồng/người/năm, tương đương 3.000 USD/người/năm. Cơ cấu kinh tế của Vĩnh Phúc khá bền vững với trên 60% công nghiệp, trên 30% du lịch, dịch vụ, nông nghiệp chỉ còn trên 8%.
Xin ông cho biết, việc cắt giảm các thủ tục hành chính trong đầu tư kinh doanh đang được tỉnh thực hiện như thế nào?
Một trong những chính sách thu hút đầu tư nước ngoài của Vĩnh Phúc, ngoài việc quy hoạch các khu, cụm công nghiệp, xây dựng kết cấu hạ tầng, thì một trong những nội dung Vĩnh Phúc đặc biệt quan tâm đó là luôn tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư bằng cải cách hành chính, trong đó trọng tâm là cải cách các thủ tục hành chính, làm sao cho nhà đầu tư yên tâm tập trung vào mục tiêu chính là sản xuất kinh doanh. Thủ tục hành chính được chúng tôi cụ thể hóa bằng mẫu biểu và có bộ phận chuyên nghiệp hướng dẫn, giúp đỡ DN. Thực hiện tốt Nghị quyết số 19, Nghị quyết số 35 của Chính phủ cũng như các chỉ thị, Nghị quyết của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về cải thiện môi trường đầu tư, tạo điều kiện, tháo gỡ khó khăn cho DN.
Đặt mục tiêu thu hút đầu tư nhưng không bỏ qua vấn đề môi trường, tỉnh Vĩnh Phúc đã thực hiện mục tiêu này như thế nào, thưa ông?
Trong Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh các giai đoạn, chúng tôi luôn bám sát vào 3 trụ cột. Một là phát triển kinh tế. Hai là thực hiện chính sách an sinh xã hội. Thứ ba là bảo vệ môi trường. Đặc biệt, tại Nghị quyết tỉnh đảng bộ lần thứ 16, 23 chỉ tiêu cũng bám sát vào 3 mục tiêu đó với quan điểm rất rõ ràng là phát triển kinh tế là mục tiêu trọng tâm, đi đôi với đó là thực hiện an sinh xã hội, chăm lo cuộc sống người dân. Tuy nhiên, có một vấn đề không thể bỏ qua, đó là thu hút đầu tư nhưng môi trường phải phát triển bền vững. Chính vì thế, trong tất cả các quy hoạch, kế hoạch phát triển sản xuất kinh doanh, Vĩnh Phúc luôn tập trung hướng tới các khu, cụm công nghiệp xanh, thu hút các nhà đầu tư có công nghệ sản xuất sạch, thân thiện với môi trường.
Bằng chứng cụ thể là có những dự án rất lớn, có thể đem lại lợi ích cho phát triển kinh tế rất cao nhưng nếu có nguy cơ về môi trường thì Vĩnh Phúc đều từ chối. Đơn cử, gần đây nhất Vĩnh Phúc đã kiên quyết từ chối một dự án trên 400 triệu USD, mặc dù đã được xem xét và đánh giá về tác động đến môi trường, nhưng phía nhà đầu tư không chứng minh được khả năng đảm bảo tuyệt đối các nguy cơ, rủi ro về môi trường.
Trong năm 2019, tỉnh Vĩnh Phúc sẽ có kế hoạch gì để thu hút nhiều hơn các nhà đầu tư nước ngoài?
Năm 2019 có thể là một năm có nhiều cơ hội, vì dòng đầu tư từ các nước như Trung Quốc hay một số nước trong khu vực đang có xu hướng tìm đến những nơi có môi trường đầu tư thuận lợi. Cùng với Việt Nam nói chung, tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng cũng đã có sự chuẩn bị rất kỹ cho xu thế này. Cụ thể, chúng tôi đã xây dựng các khu quy hoạch để đón dòng đầu tư này, ví dụ như khu công nghiệp Sumimoto Thăng Long, hay cách đây không lâu chúng tôi đã tổ chức đấu giá khu công nghiệp Bá Thiện với 243 ha đất sạch và đã làm xong hạ tầng. Ngoài ra, tỉnh cũng đã và đang triển khai thêm các khu công nghiệp mới để đón dòng vốn đầu tư trong thời gian tới.
Trân trọng cảm ơn ông! |