Dự ánchậm khởi công theo cam kết khoảng 6 tháng,ựántriệuUSDcủaTTIchậmtiếnđộkết quả trận wellington phoenix với lý do chính là Covid-19 diễn biến phức tạp khiến việc di chuyển của nhà đầu tưnước ngoài gặp nhiều khó khăn. |
Chậm khởi công
Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư, bà Lê Bích Loan, Phó trưởng ban Quản lý Khu công nghệ cao TP.HCM (SHTP) xác nhận, đến thời điểm này, dự án 650 triệu USD của Tập đoàn TTI chưa tiến hành khởi công xây dựng, chậm khoảng 6 tháng so với kế hoạch ban đầu.
Trước đó, hồi tháng 12/2019, chính quyền TP.HCM đã trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho Công ty TTI (có trụ sở chính tại Hồng Kông) để đầu tư dự án có vốn đăng ký 650 triệu USD tại Khu công nghệ cao TP.HCM. Dự án có mục tiêu hoạt động sản xuất phụ kiện, thiết bị điện cầm tay thông minh dùng trong ngành công nghiệp và dân dụng; thành lập trung tâm R&D trong lĩnh vực điện tử…
Dự án có quy mô sử dụng đất 13,69 ha, trong đó diện tích dành cho nhà máy sản xuất là 9,98 ha và Trung tâm R&D là 3,71 ha; công suất thiết kế 3.571.500 sản phẩm/năm, tương đương 20.516 tấn/năm…
Theo cam kết của nhà đầu tư, trong quý III/2020 sẽ khởi công xây dựng nhà máy A&B và kho. Đến quý I/2022 sẽ hoàn thành xây dựng và đủ điều kiện đưa vào hoạt động.
Cũng trong quý III/2020, sẽ khởi công xây dựng Trung tâm R&D (giai đoạn I) và đến quý III/2022 sẽ hoàn thành xây dựng và đủ điều kiện đi vào hoạt động. Tiếp đó, từ năm 2024 trở đi, nhà đầu tư sẽ triển khai giai đoạn tiếp theo…
Tuy vậy, cho đến thời điểm này, dự án của TTI vẫn chưa được khởi công xây dựng.
“Đây là một dự án lớn, để khởi công xây dựng, cần có những sự chuẩn bị chu đáo. Nhà đầu tư đã thông báo việc có một đoàn chuyên gia từ Mỹ qua để triển khai công việc. Tuy nhiên, do tình hình dịch Covid-19 phức tạp, nên họ phải thay đổi kế hoạch nhiều lần”, bà Lê Bích Loan thông tin.
Liên quan vấn đề này, phóng viên Báo Đầu tư đã nhiều lần liên hệ với đại diện của TTI cả ở Việt Nam và Hồng Kông, nhưng chưa có được câu trả lời thỏa đáng.
Trong một email mới nhất, đại diện truyền thông của TTI tại Hồng Kông thông tin rằng, các câu hỏi của Báo Đầu tư có thể sẽ được trả lời trong tháng 4/2021.
Thêm dự án, có khả thi?
Khi TTI được cấp phép đầu tư vào SHTP, dự án này đã được đặt khá nhiều kỳ vọng, bởi đây là dự án công nghệ cao, có đầu tư cho R&D và kết nối doanh nghiệpViệt Nam vào chuỗi cung ứng toàn cầu.
Ngay cả khi chưa khởi công xây dựng, thì việc TTI phối hợp với SHTP và Trung tâm Phát triển công nghiệp hỗ trợ TP.HCM tổ chức “Hội thảo chuyên ngành công nghiệp hỗ trợ - Phát triển nhà cung cấp trong nước” hồi tháng 7/2020 cũng mang lại nhiều hứng khởi cho các nhà cung cấp nội địa và cả cơ quan quản lý. Theo đó, TTI mong muốn tìm kiếm nhà cung cấp là doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ hoạt động trong 4 lĩnh vực là phun nhựa, khuôn mẫu, điện, kim loại.
Chia sẻ tại sự kiện này, ông Nate Easter, Phó chủ tịch điều hành của Tập đoàn TTI cho biết, kỳ vọng trong 2 năm tới, sẽ có 180-200 doanh nghiệp tại Việt Nam trở thành nhà cung ứng cho TTI, với mục tiêu đạt khoảng 2,5 tỷ USD/năm, tỷ lệ cung ứng nội địa đạt 60-80%…
“Họ cũng đề xuất việc muốn có thêm một dự án tại SHTP để các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng của TTI có thể đến đầu tư sản xuất, song chúng tôi từ chối vì không đáp ứng được”, bà Lê Bích Loan cho biết.
Theo tìm hiểu, Tập đoàn TTI đã có kế hoạch thực hiện một dự án tại một khu công nghiệp ở TP.HCM. Khi được phóng viên Báo Đầu tư hỏi, đại diện của TTI chưa đưa ra trả lời hay bình luận gì về vấn đề này. Tuy nhiên, theo nguồn tin từ Ban Quản lý các khu chế xuất và công nghiệp TP.HCM, đây là một dự án nhà xưởng cao tầng có quy mô và vốn đầu tư lớn tại một khu công nghiệp để cho các doanh nghiệp tại Việt Nam tham gia chuỗi sản xuất và cung ứng của TTI đến thuê, triển khai hoạt động sản xuất.
“Nhiều khả năng dự án này sẽ được cấp phép trong thời gian ngắn tới đây”, nguồn tin cho biết.
Trong khi đó, đại diện SHTP nhìn nhận, TTI là một nhà đầu tư lớn, có những cam kết rõ ràng và thực tế là họ vẫn đang tích cực triển khai các bước để thực hiện dự án. Khi chưa thể khởi công xây dựng nhà máy, nhà đầu tư đã thực hiện việc đào tạo, làm việc với các nhà cung cấp… Do đó, việc nhà đầu tư chưa thể khởi công dự án như cam kết cũng chưa thực sự đáng ngại.