发布时间:2025-01-11 13:55:28 来源:88Point 作者:Nhà cái uy tín
Các biện pháp cưỡng chế thuế
Biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế, tại khoản 4 Điều 127 quy định: “Trường hợp quyết định cưỡng chế đối với một số biện pháp chưa hết hiệu lực nhưng không có hiệu quả mà cơ quan quản lý thuế có đủ thông tin, điều kiện thì thực hiện áp dụng biện pháp cưỡng chế trước đó hoặc biện pháp cưỡng chế tiếp theo. Người có thẩm quyền ban hành quyết định cưỡng chế chấm dứt hiệu lực của quyết định cưỡng chế đang thực hiện để áp dụng biện pháp cưỡng chế có hiệu quả”.
Theo Cục Hải quan Quảng Ninh, nội dung này cần bổ sung thêm quy định: Đối với hàng hóa XNK thì biện pháp cưỡng chế "Dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa XNK" chỉ hết hiệu lực khi người nộp thuế đã nộp hết tiền thuế, tiền chậm nộp vào ngân sách nhà nước. Bởi nếu cơ quan Hải quan chuyển sang biện pháp cưỡng chế khác mà chấm dứt hiệu lực của Quyết định cưỡng chế dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa XNK thì người khai hải quan vẫn có thể làm thủ tục XNK hàng hóa vì không còn bị cưỡng chế bằng hình thức này nữa (thực tế hiện nay trên hệ thống VNACCS các trường hợp còn nợ thuế quá hạn 90 ngày đều không thể đăng ký tờ khai hải quan- muốn tiếp tục đăng ký tờ khai hải quan, người khai bắt buộc phải nộp đủ số thuế nợ, đây là biện pháp chống nợ thuế hữu hiệu).
Góp ý về biện pháp cưỡng chế thuế khác tại điểm 3 Điều 134 dự thảo Luật sửa đổi quy định biện pháp cưỡng chế bằng biện pháp kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản kê biên có nêu “Giá trị tài sản bị kê biên của đối tượng bị cưỡng chế tương đương với số tiền thuế đã ghi trong quyết định cưỡng chế và chi phí cho việc tổ chức thi hành cưỡng chế”, theo Cục Hải quan Hải Phòng, mục đích của cưỡng chế là thu hồi tối đa số tiền thuế NK còn nợ, nếu quy định như trên sẽ khó thực hiện vì nhiều trường hợp giá trị tài sản bị kê biên của đối tượng bị cưỡng chế nhỏ hơn số tiền đã ghi trong quyết định cưỡng chế.
Đối với biện pháp cưỡng chế bằng ngừng sử dụng hóa đơn, đai diện Hải quan Hải Phòng cũng cho rằng, biện pháp này cần bổ sung thêm nội dung “thủ trưởng cơ quan quản lý thuế có trách nhiệm gửi văn bản yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thực hiện biện pháp cưỡng chế ngừng sử dụng hóa đơn”.
Một số Hải quan địa phương cho biết, tại Điều 106 Luật Quản lý thuế không quy định việc phong tỏa tài sản của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế có tiền gửi tại Kho bạc Nhà nước, ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng khi nhận được văn bản xác minh điều kiện thi hành quyết định cưỡng chế.
Theo quy trình của việc cưỡng chế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế thì: Trước khi ban hành quyết định cưỡng chế, cơ quan cưỡng chế thuế phải xác minh điều kiện thi hành quyết định cưỡng chế. Do đó, phát sinh nhiều trường hợp tại thời điểm cơ quan Hải quan xác minh thì vẫn còn số dư trong tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế, nhưng khi nhận được quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế thì không còn số dư trong tài khoản.
Vì vậy, hải quan một số tỉnh, thành phố đề nghị bổ sung thêm quy định về trách nhiệm của tại Kho bạc Nhà nước, ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng nơi đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế mở tải khoản, ngay tại thời điểm nhận được văn bản xác minh thông tin về tài khoản của cơ quan cưỡng chế thuế, phải thực hiện phong tỏa số dư tài khoản (nếu có số dư) của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế.
Nộp thuế
Về thời hạn nộp thuế, tại khoản 4 Điều 55 tại dự thảo Luật quy định: “Trường hợp người nộp thuế khai bổ sung hồ sơ khai thuế sau thông quan phát sinh số thuế phải nộp tăng thêm hoặc cơ quan Hải quan ấn định thuế sau thông quan, thì thời hạn nộp tiền thuế khai bổ sung, nộp tiền thuế ấn định được áp dụng theo thời hạn nộp thuế của tờ khai ban đầu. Người nộp thuế phải nộp đủ tiền thuế khai bổ sung, tiền thuế ấn định và tiền chậm nộp kể từ ngày thông quan hoặc giải phóng hàng đến ngày thực nộp thuế và bị xử phạt vi phạm theo quy định (nếu có)”.
Tuy nhiên, tại Điều 59 dự thảo Luật lại quy định: Người nộp thuế khai bổ sung hồ sơ khai thuế làm tăng số thuế phải nộp hoặc cơ quan Thuế, cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, thanh tra phát hiện khai thiếu số thuế phải nộp (ngoài thời kỳ, phạm vi kiểm tra, thanh tra) thì phải tính tiền chậm nộp đối với số tiền thuế phải nộp tăng thêm kể từ ngày kế tiếp thời hạn nộp thuế của kỳ tính thuế có sai, sót”. Vì vậy, Hải quan Hải Phòng cho rằng, dự thảo Luật cần hướng dẫn rõ hơn về việc xử lý tiền phạt chậm nộp.
Bên cạnh đó, đại diện này cũng cho rằng, dự thảo Luật cần có điều khoản quy định về các trường hợp và thủ tục hồ sơ đối với việc nộp dần tiền thuế, bởi theo quy định tại khoản 5 Điều 9 dự thảo Luật có quy định về việc nộp đần tiền thuế, tuy nhiên trong dự thảo không có điều khoản nào quy định về các trường hợp được nộp dần tiền thuế nợ và thủ tục, hồ sơ đối với trường hợp này.
Cũng góp ý nội dung này, theo Cục Hải quan Thừa Thiên-Huế, hiện Luật Quản lý thuế chưa có quy định về việc tính tiền chậm nộp đối với số tiền thuế được miễn khai sai, vì vậy, cần bổ sung 1 điểm trong khoản 1 Điều 55 quy định: Người nộp thuế sai bổ sung hồ sơ khai thuế làm giảm số tiền thuế được miễn hoặc cơ quan quản lý thuế, cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, thanh tra, phát hiện số tiền thuế được miễn thấp hơn số tiền được miễn đã khai (ngoài thời kỳ, phạm vi kiểm tra, thanh tra) thì phải tính tiền chậm nộp đối với số tiền thuế không được miễn thuế kể từ ngày kế tiếp thời hạn nộp thuế của kỳ tính thuế có sai sót.
Hoàn thuế
Góp ý về quy định tại khoản 1 Điều 73 về phân loại hồ sơ hoàn thuế, trong đó trường hợp Hồ sơ thuộc diện kiểm tra trước hoàn thuế, theo Hải quan Quảng Ninh, dự thảo Luật cần làm rõ thêm trường hợp hàng hóa XK, NK thuế diện phải kiểm tra trước hoàn thuế gồm những hàng hóa gì, thuộc loại hình XNK nào và đối với hàng hóa XNK có bao gồm các điểm từ a đến e hay không vì quy định tại điểm c khoản này (Tổ chức giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động, bán, giao và chuyển giao doanh nghiệp 100% vốn nhà nước theo quy định) không liên quan đến hoạt động XNK của DN.
Cùng góp ý cho quy định này, Hải quan Thanh Hóa cho rằng, quy định tại điểm a khoản 1 Điều 73 về người nộp thuế đề nghị hoàn thuế lần đầu chưa nêu rõ hoàn thuế lần đầu tại cơ quan quản lý khoản thu đang đề nghị hoàn thuế hay hoàn thuế lần đầu trong phạm vi toàn ngành. Hiện tại hệ thống nghiệp vụ của cơ quan Hải quan chưa cho phép tra cứu lịch sử hoàn thuế của DN ngoài phạm vi cấp chi cục.
Vì vậy, theo Hải quan Thanh Hóa, tại điểm a nên quy định rõ: Người nộp thuế đề nghị hoàn thuế lần đầu tại cơ quan quản lý khoản thu đề nghị hoàn. Việc bổ sung quy định trên sẽ tạo thuận lợi cho công chức hải quan khi thực hiện phân loại hồ sơ hoàn thuế và phù hợp với hệ thống nghiệp vụ hiện hành.
Góp ý về quy định hoàn thuế, Cục Hải quan Hải phòng cho biết, quy định hiện hành chỉ quy định phải thanh toán qua ngân hàng đối với trường hợp hoàn thuế GTGT, không quy định phải thanh toán qua ngân hàng đối với các trường hợp hoàn thuế XK, thuế NK. Điều này đã gây khó khăn trong việc xác định và chứng minh tính hợp pháp của nguồn tiền không có xác nhận của ngân hàng về giao dịch thanh toán quốc tế. Vì vậy, đơn vị này đề nghị tại dự thảo Luật Quản lý thuế (sửa đổi) cần quy định rõ đối với các trường hợp hoàn thuế XK, thuế NK doanh nghiệp phải thanh toán qua ngân hàng.
Xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt Tại khoản 3 Điều 85 dự thảo Luật Quản lý thuế (sửa đổi) quy định điều kiện để được xóa nợ theo hướng đơn giản hơn quy định hiện hành đó là: Đã áp dụng biện pháp cưỡng chế cuối cùng, khoản nợ quá 10 năm và không có khả năng thu hồi. Theo hải quan một số tỉnh, thành phố, việc quy định như trên vẫn khó thực hiện đối với các trường hợp DN đã được cơ quan quản lý nhà nước cho phép giải thể, chấm dứt hoạt động và bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc chủ DN đầu tư nước ngoài bỏ về nước không thực hiện các thủ tục giải thể, phá sản theo quy định trước khi cơ quan quản lý thuế thực hiện các biện pháp cưỡng chế. Trong trường hợp này, cơ quan quản lý thuế chưa thực hiện được bất kỳ một biện pháp cưỡng chế nào nên cũng không thể tổ chức xóa nợ được theo quy định như dự thảo Luật, trong khi các trường hợp này không có khả năng thu hồi, trường hợp không xử lý xóa nợ được sẽ tiếp tục bị treo nợ nhiều năm, mất thời gian và chi phí quản lý cho cơ quan quản lý thu. Vì vậy, đề nghị sửa khoản 3 Điều 85 dự thảo Luật như sau: “Các khoản nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt của người nộp thuế không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này mà cơ quan quản lý thuế đã áp dụng biện pháp cưỡng chế cuối cùng quy định tại khoản 1 Điều 127 của Luật này hoặc không áp dụng được biện pháp cưỡng chế (do không còn đối tượng để thu) và các khoản nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt này đã quá mười năm kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế nhưng không có khả năng thu hồi”. |
相关文章
随便看看