游客发表

【man city gặp tottenham】Lạm dụng vốn của bạn hàng

发帖时间:2025-01-10 14:55:31

lam dung von cua ban hang

Tranh chấp trong hợp đồng mua bán có thể khiến DN mất vốn. Ảnh: S.T

“Tiền mất tật mang”

Đơn cử như vụ tranh chấp hợp đồng mua xe bồn chuyên dụng giữa bên bán là Công ty CP Ô tô chuyên dùng và thương mại dầu khí Thăng Long (gọi tắt CTCP Thăng Long) và bên mua là Công ty TNHH Trang Anh. Công ty Trang Anh có ký hợp đồng mua xe ô tô chuyên dùng với CTCP Thăng Long,ạmdụngvốncủabạnhàman city gặp tottenham cụ thể mua hai xe bồn (chở nhựa đường) hiệu Đông Phong (Trung Quốc) sản xuất năm 2011, mới 100%, đơn giá 1,2 tỷ đồng/xe, bên mua tạm ứng 480 triệu đồng, sau 40 ngày phải giao xe.

Sau đó, Công ty Trang Anh đã chuyển khoản số tiền tạm ứng cho CTCP Thăng Long. Đến hạn giao xe, bên bán không có hàng để giao, bên mua đã gia hạn giao hàng nhưng bên bán vẫn không thực hiện trách nhiệm và nghĩa vụ theo hợp đồng. Do đó, bên mua đã khởi kiện buộc bên bán trả lại 480 triệu đồng.

Từ khi tranh chấp xảy ra đến nay đã hơn 1 năm, suốt thời gian đó tài sản của bên mua đã bị chiếm dụng và nay, dù bản án buộc bên bán phải trả lại tiền tạm ứng và bản án đã có hiệu lực, khả năng thu hồi tài sản của bên mua vẫn còn là dấu hỏi.

Luật sư Trần Minh Hải, Giám đốc Điều hành Công ty luật BASICO nhận xét: “Sở dĩ các DN có quyền và dám làm như vậy là vì pháp luật không đủ nghiêm, khiến họ “nhờn”. Các quy định về bồi thường thiệt hại chưa đủ rõ ràng để các bên vận dụng. Luật cho phép các bên đòi bồi thường thiệt hại song để xác định được thiệt hại thì đương sự có nghĩa vụ phải chứng minh, nhưng chứng minh như thế nào và có được chấp nhận hay không lại phụ thuộc vào thẩm phán”.

Trong vụ án nói trên, đơn khởi kiện ban đầu của nguyên đơn có yêu cầu bồi thường thiệt hại do cố ý vi phạm hợp đồng. Tại phiên xét xử sơ thẩm, bên mua cho rằng việc cố ý vi phạm hợp đồng này gây nhiều thiệt hại. Trong khoảng thời gian từ tháng 3 đến tháng 8-2012, Công ty TNHH Trang Anh đã ký kết nhiều hợp đồng mua bán nhựa đường với một số cơ quan, DN nhưng không đảm bảo được việc giao hàng, chi phí vận chuyển tăng cao do thiếu phương tiện chuyên chở, làm ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh, uy tín DN. Rõ ràng khi một DN mua phương tiện vận chuyển thì đều xuất phát từ yêu cầu, thực tiễn hoạt động của DN và việc không nhận được phương tiện này đúng hạn sẽ ảnh hưởng hoạt động kinh doanh. Song việc chứng minh thiệt hại không đơn giản và không dễ được chấp nhận.

Cẩn thận trong kinh doanh

Trong kinh doanh, khi có giao dịch, quan hệ với đối tác, nhiều DN thường chỉ dựa vào quan hệ mà thiếu các chuẩn mực, tiêu chí. Chỉ xem xét đơn thuần tốt xấu chưa đủ, chính vì vậy mà các ngân hàng khi chọn khách hàng phải định ra các chỉ tiêu tài chính, phi tài chính rồi mới giao dịch. Tùy quy mô, DN cần có hệ thống xác định tín nhiệm của đối tác, xem xét “sức khỏe” đối tác dưới hai góc độ tài chính, phi tài chính.

Về tài chính xem xét các chỉ tiêu có lành mạnh, kinh doanh, thanh khoản đến đâu. Các chỉ tiêu phi tài chính khác thể hiện ở trình độ quản lý điều hành, uy tín, danh dự của DN như quy mô đối tác, cơ cấu phòng ban, nhân sự, học vấn của người điều hành, yếu tố ngành... Về nguyên tắc, có công nghệ quản trị tốt rủi ro của DN sẽ giảm xuống.

Một yếu tố khác đó là hợp đồng, trong giao dịch, nhiều trường hợp, hợp đồng chỉ là hình thức, chủ yếu dựa trên yếu tố quan hệ, thậm chí chỉ cam kết miệng nên nội dung thường sơ sài, chưa đúng nghĩa là hệ thống các điều khoản điều phối quy tắc ứng xử giữa các bên.

Chưa kể DN còn thiếu hiểu biết pháp lý để ứng dụng trong hợp đồng ví dụ như cơ chế thưởng phạt, nguyên tắc xác định bồi thường thiệt hại không rõ. Khi có vi phạm, bên bị thiệt hại muốn phạt nặng cũng không có cơ chế, căn cứ trong khi nếu không bị phạt nặng thì không có ý nghĩa răn đe.

Cuối cùng, có thể nói, rủi ro lớn nhất lại chính là pháp luật. Với một “rừng” luật như hiện nay, giữa đúng và sai lẫn lộn khiến nhiều khi DN lúng túng khó xử, khó vận dụng. Trong các trường hợp này thời gian giải quyết thường kéo dài, trải qua nhiều bản án, nhiều năm mới có được bản án có hiệu lực pháp luật. Song có thi hành được hay không, có thu hồi được tài sản hay không lại là một rào cản nữa bởi sau vài năm, bên bị thi hành án có thể xài chiêu “vườn không nhà trống” và người có tài sản phải thu hồi đành ngậm ngùi cất bản án vào tủ.

Luật sư Vũ Đình Vinh chuyên về luật kinh tế đánh giá, đây là một kẽ hở mà những DN kinh doanh không đàng hoàng có thể lợi dụng. “Tôi đã nhận vài vụ án tương tự khi bên bán hàng hứa hẹn sẽ có hàng và yêu cầu tiền tạm ứng nhưng sau đó hoàn toàn không có hàng để giao.

Tuy nhiên, chứng minh bên bán cố ý sử dụng thủ đoạn này để lấy tài sản của bên mua rất khó khăn. Bên bán không bỏ trốn cũng không thể chứng minh bên bán đã lạm dụng số tiền tạm ứng, sử dụng vào việc khác. Do đó không thể xem xét trách nhiệm hình sự. Trong khi tài sản của bên bán hầu như không có gì nên họ cố tình trây ỳ”. Do đó trong điều kiện kinh doanh khó khăn DN càng cần chú ý những chiêu thức này để tránh “tiền mất tật mang”

Thiên Cầm

    热门排行

    友情链接