Chiều nay,ữBộtrưởngnhậnlỗkèo chấp châu á Bộ trưởng Lao động, Thương binh, Xã hội đã trả lời chất vấn đại biểu Quốc hội. Mỗi đại biểu, bà viết câu trả lời ra riêng một tờ giấy. Cứ hết mỗi câu trả lời, bà lại lần lượt đặt các tờ giấy xuống.
Vì thế, phần trả lời diễn ra rất trôi chảy, được Chủ tịch Quốc hội đánh giá: “Trả lời rất chi tiết, mềm mại, dịu dàng”...
Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền từng là Bí thư Chi đoàn, Bí thư Xã đoàn, Kế toán HTX nông nghiệp Lãng Sơn, huyện Yên Dũng, tỉnh Hà Bắc (cũ). |
Khi bộ trưởng nhận lỗi
Pháp lệnh người có công quy định, người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học được công nhận trước ngày 1/9/2012, hưởng trợ cấp hàng tháng theo mức suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên thì tiếp tục hưởng chế độ hiện hưởng.
Người đang hưởng trợ cấp hàng tháng theo mức suy giảm khả năng lao động dưới 81% thì tiếp tục hưởng chế độ cho đến ngày 31/12 /2012 và được chuyển sang hưởng trợ cấp của người suy giảm khả năng lao động từ 41% đến 60% kể từ ngày 01/01/2013.
Nhưng tới 9/4/2013, Bộ Lao động mới ban hành được Nghị định và tới 15/5/2013 mới có Thông tư hướng dẫn thi hành. Vì thế, đã có hàng trăm nghìn người chưa được nhận ưu đãi tương xứng.
Trả lời về vấn đề này, Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền giải thích, vì lượng công việc nhiều, phải tiến hành hội thảo xin ý kiến các nơi.
Song, vị Tư lệnh ngành cũng khẳng định, chuyện chậm trễ “có phần trách nhiệm của mình”.
Sao lại giãn tăng lương người lao động?
Đại biểu Trần Thanh Hải (TP HCM) chất vấn, tại sao trong khi đời sống công nhân còn khó khăn, nhu cầu lao động vẫn tăng nhưng Bộ Lao động lại đề xuất dãn thời gian tăng lương tối thiểu?
Bà Phạm Thị Hải Chuyền phân tích, do kinh tế khó khăn, phải cân nhắc nhu cầu giữa người lao động và doanh nghiệp. Dù lúc đầu, Bộ có đề xuất mức lương tối thiểu vùng cao hơn, song, khi cân nhắc lại, đành phải để mức hơn 2 triệu cho phù hợp thực tế.
Về vấn đề đưa lao động nghèo đi làm ở nước ngoài, nữ Bộ trưởng cho biết, đã đưa được 10 nghìn trong tổng số 12 nghìn lao động thuộc địa bàn nghèo đi xuất khẩu. Tuy nhiên, có những nơi như
Bộ Lao động sẽ quan tâm, để bồi dưỡng, nâng cao nhận thức hơn nữa cho lao động Việt
Trong phiên họp buổi chiều này, Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền cũng khẳng định, phát biểu “Kinh tế khó khăn không ảnh hưởng đến người dân nghèo” chỉ là quan điểm của Thứ trưởng Bộ này.
Còn với bà, kinh tế khó khăn thì dứt khoát các gia đình nghèo chịu ảnh hưởng xấu.
Thanh Thủy