搜索

【trực tiếp tỷ lệ bóng đá】Nỗi niềm gửi đến người thân

发表于 2025-01-24 23:02:07 来源:88Point

Báo Cà Mau(CMO) Một tuổi nữa sắp đến, năm mới sắp qua, chất chứa nhiều tâm sự, mong mỏi trở lại cộng đồng, tái hợp cùng gia đình, các học viên đang trị liệu tại Cơ sở Cai nghiện ma tuý tỉnh Cà Mau chưa bao giờ cảm thấy nhớ nhà như lúc này. Vì tò mò, phút giây lầm lỡ mà họ lạc lối; Tết cận kề, cùng với nhiều cán bộ, nhân viên tại cơ sở, học viên cũng hoà chung niềm vui để vui xuân, đón Tết.

Ông Nguyễn Quốc Việt, Phó giám đốc Cơ sở Cai nghiện ma tuý tỉnh, chia sẻ: “Hoạt động vui xuân năm nay có nhiều điểm mới, tạo dấu ấn như tổ chức cho học viên thi đấu bóng đá, bóng chuyền, nhảy bao bố; phát động viết thư tay về cho gia đình và người thân; chương trình văn nghệ, tiểu phẩm mừng xuân cổ truyền và giao lưu văn nghệ giữa các khu ở học viên. Ðặc biệt, chế độ ăn cho học viên, ngoài thực hiện đúng theo quy định thì những ngày Tết còn tăng gấp ba lần ngày thường… Mục đích là tạo được không khí đầm ấm, tạo động lực để học viên thi đua, học tập, sớm cai nghiện tốt, trở về tái hoà nhập cộng đồng”.

Tại cơ sở hiện có 250 học viên tập trung cai nghiện, cải tạo theo diện bắt buộc và tự nguyện. Thời gian để các học viên hoàn thành cai nghiện từ 12-24 tháng, tuỳ ý chí và thể trạng của mỗi người. Mặc dù sống và lao động cùng nhau, nhưng khoảng thời gian đến cơ sở của mỗi người không ai giống ai, có người vừa vào hai tháng, cảm giác chưa quen lắm với môi trường xa lạ, có người đã sáu tháng hoặc hơn một năm, nhưng trên tất cả, năm này là năm đầu tiên họ đón Tết ở nơi xa.

Tất bật quét dọn hành lang khuôn viên để sửa sang ăn Tết, đây là lần đầu cũng hy vọng là trải nghiệm không gặp lại khi em T.N.H phải trải qua một mùa xuân không có gia đình bên cạnh. Ở tuổi 17, mặt mũi H rất sáng nhưng ẩn sau đôi mắt là vô vàn sầu muộn. Khi được hỏi về chuyện gia đình, H chia sẻ câu chuyện của mình, nghỉ học từ năm lớp 7, buồn chuyện gia đình, phần vì tò mò và bạn bè rủ rê, H vướng phải thứ bột trắng nguy hiểm mà chỉ cần thử một lần đã nghiện. H tâm sự: “Ban đầu em chưa biết nó ra sao, bạn bè khích, rồi thêm tò mò nên thử, cảm giác mang lại lâng lâng khó tả, từ từ nghiện luôn. Kể từ khi vướng vào cho đến lúc bị phát hiện đưa vào đây là khoảng hai năm, gia đình ban đầu cũng biết nhưng không nói gì. Giờ em hối hận lắm, chỉ mong cải tạo tốt, sớm trở về nhà”.

Những lời hối hận chưa hẳn đã muộn màng vì H và nhiều học viên khác tuổi đời còn rất trẻ, thậm chí chưa trải sự đời, vì không chịu được cám dỗ, hơn hết là thiếu sự quan tâm từ gia đình mà các em rơi vào cảnh đã rồi. Tuy nhiên, cánh cửa này khép lại sẽ mở cánh cửa khác, tuỳ tâm người chọn cách bước đi.

Ðược duy trì thực hiện suốt ba năm qua, “Viết thư cho người thân” là một trong những hoạt động mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc để học viên bày tỏ tâm tư tình cảm, nỗi niềm của bản thân gửi đến gia đình mình, đồng thời hứa hẹn, quyết tâm để đường trở về không còn xa nữa.

Bức thư tay nắn nót gần hai mặt giấy đến từ học viên T (20 tuổi) với nhiều lời yêu thương, hối hận gửi đến gia đình.

Bức thư tay gần hai mặt giấy được N.A.T (20 tuổi, huyện Ðầm Dơi) kỳ công chuẩn bị, phải mất một ngày T mới có thể hoàn thành được nội dung vì quá nhiều điều em muốn bày tỏ. Trong thư có đoạn: “Kính gửi cha mẹ của con. Cha mẹ ơi, lúc này gia đình mình có khoẻ không? Mới đó mà con đã vào cơ sở được hai tháng rồi. Năm nay là năm đầu tiên gia đình mình không được ăn Tết với nhau, vì con đã lầm lỡ, sa ngã vào con đường ma tuý, mặc cho cha mẹ có la rầy nhưng con không nghe lời, để bây giờ con có hối hận thì cũng đã muộn rồi… Cha ơi, dạo này sức khoẻ của cha như thế nào? Bệnh của cha đã đỡ hẳn chưa? Con biết là cha giận con lắm vì con không nghe lời. Dù con có xin lỗi ngàn lần cũng không thể tha thứ, nếu có cơ hội đứng trước mặt cha, thì đứa con bất hiếu này vẫn muốn nói lời xin lỗi cha rất nhiều… Năm mới Tết đến, cha mẹ của con lại già thêm một tuổi rồi, những dịp Tết như vậy đáng lẽ con nên có mặt ở nhà. Nhà có mấy chị em mà bé út hư quá…”.

Nghẹn ngào, tình cảm, đây là lần đầu tiên T viết thư tay và trong hoàn cảnh thật đặc biệt. 20 tuổi, T có những vụng dại đầu đời để lại nhiều nỗi buồn cho gia đình. T bộc bạch: “Mẹ rất thương tôi, mỗi tuần đều đến thăm vì sợ tôi buồn, nhưng cha còn giận, nhiều lần tôi muốn nói với mẹ là hãy nhắn cha cùng đi, nhưng tôi không dám. Có vào đây tôi mới nhận ra cha mẹ thương tôi rất nhiều, tôi quá cố chấp. Ðiều tôi mong mỏi nhất sau khi trở về là nấu bữa cơm cho cha mẹ, cả nhà cùng ăn, quây quần bên nhau. Những chuyện tưởng như đơn giản vậy mà trước giờ tôi chưa làm được…”.

Còn với tâm thư của B.T, những dòng chữ tròn trịa nắn nót: “Mẹ ơi, Tết này con không được ăn Tết cùng gia đình mình. Xa mẹ rồi con mới cảm nhận được, chỉ có mẹ là thương con vô điều kiện, con có hư đến đâu mẹ cũng không bao giờ từ bỏ con. Bây giờ con sống quanh người lạ, cuộc sống đều phải tự mình gánh vác, con cảm thấy nhớ mẹ lắm, muốn ở cạnh mẹ, chăm sóc mẹ cũng không được… Mẹ ơi mẹ đừng buồn con! Con không giống những đứa con gái khác, không biết nói chuyện ngọt ngào với mẹ, cũng chưa bao giờ nói được câu con yêu mẹ trước mặt mẹ… Con mong Tết sau sẽ được ở bên mẹ, hứa với mẹ sẽ không làm mẹ thất vọng về đứa con gái này nữa. Con chúc mẹ đón cái Tết thật vui vẻ và hạnh phúc".

Có thể nói, cuộc thi viết thư gửi người thân luôn được các học viên hưởng ứng, thậm chí chuẩn bị rất chu đáo, bởi qua đó có thể giãi bày những nỗi niềm sâu kín.

Việc tạo ra những sân chơi bổ ích trước mùa xuân, mùa của hy vọng đã rót vào lòng những học viên vốn lạnh và buông lơi trở nên ấm áp, nhen nhóm hy vọng mãnh liệt trở thành người có ích cho xã hội. Trải qua những vấp ngã, họ tự đứng lên và nhìn lại quá khứ bằng cái nhìn cảm ơn và trân trọng hơn./.

 

Nhi Ngô

 

随机为您推荐
版权声明:本站资源均来自互联网,如果侵犯了您的权益请与我们联系,我们将在24小时内删除。

Copyright © 2016 Powered by 【trực tiếp tỷ lệ bóng đá】Nỗi niềm gửi đến người thân,88Point   sitemap

回顶部