Phát biểu tại buổi làm việc,ệtNamCảicáchnhữngsắpxếpthểchếchoquảnlýnợcôlịch bđ hôm nay Thứ trưởng Tạ Anh Tuấn đánh giá cao sự hợp tác, hỗ trợ của các chuyên gia đến từ IMF, WB đối với Bộ Tài chính, nhất là trong việc tổ chức thành công 2 hội thảo về kinh nghiệm quốc tế trong quản lý nợ công và các thông lệ tốt trong quản lý nợ công. Quang cảnh buổi làm việc giữa Bộ Tài chính và đoàn hỗ trợ kỹ thuật của IMF/WB về thể chế quản lý nợ công. Ảnh: Đức Minh |
Theo Thứ trưởng, những kinh nghiệm quốc tế về quản lý nợ công, cũng như những nghiên cứu, đề xuất, khuyến nghị của các chuyên gia rất có ý nghĩa trong quá trình cải cách quản lý nợ công của Việt Nam trong giai đoạn tới. Thông qua đó, Bộ Tài chính sẽ tham khảo, nghiên cứu, xây dựng các chính sách, công cụ, bộ máy quản lý nợ công bảo đảm đúng quy định của Hiến pháp và pháp luật của Việt Nam, đồng thời nghiên cứu đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả cơ quan quản lý nợ công (DMO) theo mô hình phù hợp. Thứ trưởng đồng thuận và nhất trí với đề xuất của đoàn, chương trình làm việc thời gian tới Trên cơ sở phát hiện và khuyến nghị của Đoàn hỗ trợ kỹ thuật về thể chế quản lý nợ công, Bộ Tài chính sẽ tiếp tục nghiên cứu, chắt lọc để từng bước ứng dụng những thông lệ phù hợp với điều kiện phát triển của Việt Nam, báo cáo cấp có thẩm quyền để tiếp tục rà soát quy định pháp luật về nợ công, ngân sách và đầu tư công nhằm tiếp tục cải thiện thể chế, tiệm cận thông lệ quốc tế. |
tập trung vào cải cách về nợ công, tập trung tuyên truyền để các cấp, các ngành, những người ở cấp cao nhận thức được tầm quan trọng về DMO để điều hành chung. Thứ trưởng cho rằng, để thực hiện cải cách thì chúng ta phải có bước đi khôn ngoan, khôn khéo và phải có chiến lược, chiến thuật. "Chúng tôi biết, quản lý nợ công trên bình diện Chính phủ thì vẫn còn phân tán giữa các bộ, ngành, ngay trong Bộ Tài chính cũng có sự phân tán như đánh giá của ông về quản lý nợ công trong Bộ Tài chính. Chúng tôi nhận thức cải cách quản lý nợ công là vấn đề lớn, quan trọng nhưng phải quyết tâm cải cách cùng với cải cách chung của ngành Tài chính" - Thứ trưởng Tạ Anh Tuấn phát biểu. | Thứ trưởng Tạ Anh Tuấn phát biểu tại buổi làm việc. Ảnh: Đức Minh |
Thứ trưởng hy vọng, từ những đánh giá khách quan của Nhóm hỗ trợ kỹ thuật sẽ có tiếng nói đến các cấp, các ngành của Việt Nam cũng như ngay trong Bộ Tài chính hiểu, nhận thức tích cực đối với cải cách thể chế quản lý nợ công. Thuyết trình tại buổi làm việc, ông Guohua Huang - Chuyên gia kinh tế trưởng IMF, Trưởng đoàn Hỗ trợ kỹ thuật của IMF và WB nhận xét, Việt Nam đã có nhiều tiến bộ trong quản lý nợ công kể từ khi Luật Quản lý nợ công được ban hành từ năm 2017. Tuy nhiên, môi trường đối với hoạt động quản lý nợ công đang thay đổi sẽ khiến công tác quản lý nợ trở nên thách thức hơn trong thời gian tới. Theo đánh giá của các chuyên gia, căn cứ kinh nghiệm quốc tế, việc thành lập một DMO là xu hướng chung trên toàn cầu. Việc xây dựng DMO thống nhất sẽ giúp giải quyết tốt hơn các thách thức hiện hữu và thách thức đang nổi lên, trong đó gồm đảm bảo quản lý tổng thể danh mục nợ hiệu quả, thúc đẩy cải cách quản lý nợ công một cách đồng bộ, đảm bảo phối hợp và thông tin ra thị trường một cách nhất quản và hỗ trợ công tác xếp hạng tín nhiệm quốc gia. Các chuyên gia khuyến nghị, để thiết lập 1 DMO độc lập sẽ có nhiều thách thức, vì vậy cần quyết tâm chính trị cao, xây dựng lộ trình vững chắc, định hướng triển khai một cách rõ ràng và cải thiện, nâng cao chuyên môn và kỹ thuật. Theo ông Guohua Huang, chiến lược truyền thông đóng vai trò quan trọng, lãnh đạo cấp cao tuyên bố quyết định cải cách là cơ sở để truyền thông tới các bên liên quan từ cấp chính trị cao nhất cho tới các cơ quan chính phủ. Sau đó trọng tâm sẽ là công chúng do cái nhìn của công chúng hết sức quan trọng./. |