您的当前位置:首页 > Cúp C1 > 【kqbd cúp c1】Bữa cơm gia đình 正文

【kqbd cúp c1】Bữa cơm gia đình

时间:2025-01-09 23:39:59 来源:网络整理 编辑:Cúp C1

核心提示

Bữa cơm gia đình - nét sinh hoạt bình dị, thấm đượm tình yêu thương và là nơi gắn kết mọi thành viên kqbd cúp c1

Báo Cà MauBữa cơm gia đình - nét sinh hoạt bình dị, thấm đượm tình yêu thương và là nơi gắn kết mọi thành viên trong gia đình với nhau. Dù công việc xã hội có bận rộn hay phải tất bật mưu sinh thì bữa cơm gia đình nên được duy trì để “cái tổ” của mỗi người luôn được đầm ấm và vui tươi.

Bữa cơm gia đình - nét sinh hoạt bình dị, thấm đượm tình yêu thương và là nơi gắn kết mọi thành viên trong gia đình với nhau. Dù công việc xã hội có bận rộn hay phải tất bật mưu sinh thì bữa cơm gia đình nên được duy trì để “cái tổ” của mỗi người luôn được đầm ấm và vui tươi.

Tan giờ làm, Trung tá Nguyễn Thanh Hùng, Phó Chỉ huy trưởng, Tham mưu trưởng Ban Chỉ huy Quân sự TP Cà Mau tranh thủ về phụ vợ - chị Du Thị Út, làm bữa cơm chiều. Trong gian bếp gia đình luôn rộn rã tiếng cười nói giữa các thành viên. Cặp song sinh của anh chị là Nguyễn Quốc Huynh, Nguyễn Quốc Ðệ cũng vào bếp phụ mẹ lặt rau. Bữa cơm chiều tuy đạm bạc nhưng trên gương mặt ai cũng rạng rỡ nụ cười.

Nơi gắn kết yêu thương

Trung tá Nguyễn Thanh Hùng chia sẻ: “Sau một ngày làm việc mệt mỏi, bữa cơm chiều là dịp để cả nhà quây quần, đoàn tụ bên nhau. Ðây cũng là cơ hội để cha mẹ nhắc nhở các con chuyện học hành hay đơn giản hơn chỉ là chuyện hỏi thăm nhau về sức khoẻ… Và như thế, các thành viên cảm thấy thật ấm lòng và hạnh phúc”.

Gia đình Trung tá Nguyễn Thanh Hùng, Phó Chỉ huy trưởng, Tham mưu trưởng Ban Chỉ huy Quân sự TP Cà Mau quây quần chuẩn bị bữa cơm chiều.

Trong thời kỳ hội nhập hiện nay, nhiều gia đình ở thành thị có tình trạng cả tuần có khi chẳng có bữa cơm nào đông đủ các thành viên. Không khí đầm ấm của gia đình vì thế mà dần dần bị ảnh hưởng. Việc duy trì bữa cơm với đầy đủ các thành viên là yếu tố vô cùng quan trọng, nó gắn kết và tạo tình cảm yêu thương gắn bó giữa cha mẹ với con cái.

Nhiều năm nay, gia đình chị Trần Thuỳ Nhân (cấp dưỡng Trường Mầm non Ánh Dương) đã tạo ra nếp sinh hoạt rất hay và duy trì nó như một thói quen. Theo chị Nhân, do buổi trưa phải ở lại trường, con gái lớn thì làm kế toán nên buổi trưa cũng ăn cơm tại nơi làm. Nhà chị thường tới 18 giờ bữa cơm chiều mới bắt đầu với đầy đủ các thành viên trong gia đình. Trong bữa cơm ấy, mọi người chia sẻ với nhau những buồn vui trong công việc và cuộc sống; nhắc nhở các con phải làm việc chăm chỉ, cố gắng học hành.

Chị Du Thị Út cười thật tươi, chia sẻ: “Do ở nhà nên với tôi bữa cơm chiều vô cùng quan trọng. Cả nhà mới gặp nhau vào bữa cơm này nên không khí phải vui vẻ và đầm ấm. Thức ăn ngon, thức ăn sang trọng chưa hẳn là yếu tố quyết định mà không khí ấm áp, yêu thương mới có thể gắn kết các thành viên. Tuy nhiên, tạo được không khí ấm áp thì mọi người đều phải nỗ lực vun đắp để ai cũng muốn về nhà khi đến bữa cơm chiều”.     

Nuôi dưỡng tâm hồn

Không chỉ đơn thuần là nắm bắt sở thích của từng thành viên trong gia đình để bữa cơm luôn ngon miệng và vui tươi, mà tại bữa cơm này, nhiều đứa con đã nên người từ sự dạy dỗ, bảo ban của ông bà, cha mẹ. Năm học cuối tại Phân hiệu Trường Ðại học Bình Dương - Cà Mau, Nguyễn Quốc Huynh, Nguyễn Quốc Ðệ không chỉ được thầy cô, bạn bè biết đến với sự năng động, nhạy bén, nhiệt tình khi tham gia các phong trào Ðoàn, mà cặp song sinh này có bề dày thành tích trong học tập. Vừa qua, Nguyễn Quốc Ðệ còn vinh dự được đứng vào hàng ngũ của Ðảng.

Ðệ chia sẻ: “Công việc của cha bận rộn, mẹ phải lo toan việc nhà nên chuyện học hành hai anh em phải tự sắp xếp. Nhưng trong bữa cơm được cha mẹ hỏi han về chuyện học hành, chuyện bạn bè, rồi cả chuyện trường lớp em cảm thấy rất vui, rất ấm áp. Vừa được ăn cơm ngon do mẹ nấu, vừa được cha dạy bảo, hướng dẫn trong chuyện học hành hay khi đi thực tập tốt nghiệp… nên em vẫn thích nhất là ăn cơm nhà”. 

Thấu hiểu được sự vất vả của mẹ, sự nhọc nhằn của cha nên Nguyễn Phương Tâm (con gái út chị Trần Thuỳ Nhân) cũng nỗ lực không ngừng trong học tập. Năm học vừa qua em đạt danh hiệu học sinh tiên tiến và nhận được suất học bổng của Trường THPT Nguyễn Việt Khái. Tâm chia sẻ: “Cha, mẹ và chị Hai đều đi làm cả ngày, buổi chiều mới được gặp nhau nên em mong nhất là bữa cơm chiều. 4 người trong nhà được ngồi lại ăn cơm chung, được trò chuyện vui vẻ, có khi chỉ cần ăn cơm với cá, với rau nhưng em cảm thấy rất ngon”.

Hơn 24 năm gắn bó với nghề hớt tóc, hơn ai hết, anh Nguyễn Viết Tĩnh (chồng chị Trần Thuỳ Nhân) hiểu thời gian dành cho gia đình chỉ là bữa cơm chiều. “Trong bữa cơm, chúng ta trò chuyện với nhau, cha mẹ có thể thông qua các câu chuyện để giáo dục cho con trẻ tình yêu thương, đạo hiếu, kính trọng biết ơn các bậc sinh thành và những kinh nghiệm ứng xử. Tuy nhiên, chuyện nhắc nhở, dạy dỗ cũng phải tế nhị, nhẹ nhàng, để các con hiểu chứ không gây áp lực và biến không khí bữa cơm trở nên nặng nề. Và với tôi, bữa cơm gia đình có đủ cả vợ chồng, con cái cùng quây quần bên nhau sẽ đầm ấm hạnh phúc hơn khi phải đi ăn cơm hàng, cháo chợ”, anh Tĩnh tâm tình.

Chia sẻ yêu thương, dạy bảo nhau cách đối nhân xử thế cũng ít nhiều được hình thành từ những bữa cơm gia đình và thế hệ trẻ có thể vận dụng trong ứng xử bên ngoài xã hội. Bữa cơm gia đình truyền thống của người Việt chỉ đơn giản thế thôi, nhưng lại có khả năng làm nên những điều lớn lao mà mỗi gia đình cần phải gìn giữ và phát huy./.

Bài và ảnh: Thanh Phương