【tỉ số trận nhật bản hôm nay】Thuỷ Tạ, chả phải vì lười

时间:2025-01-11 08:50:31来源:88Point 作者:Ngoại Hạng Anh

Có người cho rằng người Hà Nội lười uốn lưỡi vo môi,ỷTạchảphảivìlườtỉ số trận nhật bản hôm nay thành ra không phát âm "Thủy Tọa" (đúng gốc từ Hán Việt, nghĩa là “ngồi” trên mặt nước), mà cứ gọi chệch ra thành "Thủy Tạ".

Tuy nhiên, GS.TS Kiều Thu Hoạch (nghiên cứu viên cao cấp Viện Nghiên cứu Văn hóa dân gian, người tham gia dịch sách Hoàng Lê Nhất Thống Chí từ tiếng Hán ra tiếng Việt) cho biết, chữ “Tạ” ở đây là 榭, thuộc bộ Mộc, được giải thích là: "Sàn, nhà tập võ, cái đài có nhà ở gọi là tạ". Vì thế, Thuỷ Tạ là ngôi nhà trên mặt nước và gọi Thuỷ Tạ là chính xác (thật may là cách gọi này nhàn nhã hơn cho bộ máy phát âm)!

Dù bây giờ đã trở thành một địa điểm ẩm thực thuộc loại sang chảnh, chủ yếu thu hút khách du lịch nước ngoài, nhưng nhiều người hẳn vẫn còn nhớ cửa hàng mậu dịch quốc doanh đặt ở đấy những năm 80 của thế kỷ trước. Đấy chính là nơi đầu tiên giới thiệu đến người dân Thủ đô những ly “kem cốc” ngọt lịm, mát lạnh, có cái chóp duyên dáng, khác hẳn những cây kem que mộc mạc quen thuộc.

Một địa danh rất quen thuộc khác: Thiền Quang cũng hay bị gọi chệnh thành Thuyền Quang. Trường hợp này có lẽ dễ phân xử hơn. Tên hồ Thiền Quang có nghĩa là ánh sáng của thiền, vốn được đặt theo tên làng Thiền Quang. Trong bản đồ Hà Nội năm 1831, hồ này có tên là Liên Thủy, rộng hơn hồ bây giờ. Phía tây hồ giáp phố Yết Kiêu ngày nay, phía đông ăn lấn vào vị trí phố Nguyễn Bỉnh Khiêm, phía bắc tới phố Trần Quốc Toản và phía nam thì thông với hồ Bảy Mẫu. Quanh hồ có làng Liên Thủy ở phía bắc và phía tây, làng Thiền Quang ở phía đông nam (đầu phố Nguyễn Đình Chiểu), làng Quang Hoa ở tây nam và Pháp Hoa ở phía nam. Thuyền Quang không có nghĩa gì cả, và cũng không phải địa danh xưa cũ nào.

Không thể phủ nhận là lớp từ Hán Việt rất phong phú trong ngữ vựng Việt Nam. Nếu không tìm hiểu ngữ nghĩa gốc Hán, cứ quen miệng mà gọi thì rất dễ “bé cái nhầm” như thế.

Tuy thế, cũng cần phải nói thêm rằng các từ gốc Hán khi được Việt hoá rất có thể đã mang những nét nghĩa khác đi so với ban đầu, thậm chí có khi còn ngược lại. “Lang bạt kỳ hồ” chẳng hạn. Nghĩa thường dùng thì chắc bạn biết rồi. Còn nghĩa gốc? Đấy là một câu trong “Kinh Thi” (một trong ngũ kinh mà các nhà Nho xưa phải “nằm lòng”), nghĩa đen là “con sói dẫm vào yếm lông trước cổ của mình”, đại ý là bộ điệu cập rập, vụng về, khó lòng mà đi xa được.

相关内容
推荐内容