当前位置:首页 > La liga

【botafogo sp】Ngân hàng bảo lãnh lợi nhuận cho condotel: Có hợp pháp?

ngan hang bao lanh loi nhuan cho condotel co hop phapChính phủ, Bộ Xây dựng đã có cảnh báo về loại hình condotel
ngan hang bao lanh loi nhuan cho condotel co hop phapChuyên gia khuyến cáo khi đầu tư vào thị trường condotel
ngan hang bao lanh loi nhuan cho condotel co hop phapLo ngại làn sóng "vỡ trận" cam kết lợi nhuận Condotel
ngan hang bao lanh loi nhuan cho condotel co hop phap
Nhiều ngân hàng đang đứng ra bảo lãnh, cam kết cho vay tại các dự án condotel. Ảnh: Internet

Ra đời từ khoảng 2014, condotel (căn hộ khách sạn) là loại hình bất động sản mới nhưng đã có sự phát triển rất mạnh về số lượng. Nhưng vấn đề nằm ở chỗ là loại hình này chưa có sự rõ ràng về tính pháp lý. Các chuyên gia cho biết, hiện vẫn chưa có phương án rõ ràng cho quyền sở hữu condotel, mặc dù, đây là tài sản có giá trị lớn. Hơn nữa, phần lớn dự án condotel được xây trên đất thương mại dịch vụ nên không được cấp “sổ đỏ” lâu dài như căn hộ để ở.

Thậm chí, condotel còn là loại hình bất động sản chưa được pháp luật Việt Nam định danh, ngoại trừ khái niệm về “Căn hộ du lịch” tại Điều 48, Luật Du lịch. Vì thế, quyền lợi hợp pháp và chính đáng của người sở hữu và đầu tư đều rất “lửng lơ”.

Mặc dù còn nhiều vướng mắc về pháp lý, nhưng nhiều ngân hàng đã tìm cách “bắt tay” với chủ đầu tư để cung cấp tín dụng ưu đãi cho các dự án condotel. Tiêu biểu như: Vietcombank với dự án Sonasea Condotel & Villas do CEO Group làm chủ đầu tư; MBBank và Vietcombank với dự án Pan Pacific Đà Nẵng Resort do Công ty Cổ phần MBLand Tokin Property đầu tư...

Không những cam kết về cho vay ưu đãi, không ít ngân hàng còn đứng ra bảo lãnh về lợi nhuận của các dự án condotel. Như tại dự án Swisstouches La Luna Resort Nha Trang, BIDV và Eximbank cùng đứng ra bảo lãnh cho khoản cam kết lợi nhuận tối thiểu 9%/năm trong 5 năm mà chủ đầu tư Marina Hotel .JSC đưa ra.

Tuy vậy, với những cam kết này, khi các dự án condotel gặp rủi ro, các ngân hàng nhiều khả năng bị “mắc kẹt” với tính pháp lý cũng như việc thu hồi nợ. Câu hỏi đặt ra là, những cam kết và bảo lãnh về lợi nhuận nêu trên khi bị phá vỡ thì người chịu trách nhiệm sẽ là ai? Chủ đầu tư hay ngân hàng đứng ra bảo lãnh? Đấy là chưa kể nguy cơ ngân hàng phải gánh thêm hàng trăm, hàng nghìn tỷ đồng nợ xấu?

Nói về vấn đề này, Luật sư Bùi Quang Tín, chuyên gia về ngân hàng tài chính cho rằng, việc ngân hàng đứng ra bảo lãnh hợp pháp hay không còn phụ thuộc vào hồ sơ và hợp đồng mà chủ đầu tư condotel đưa ra với cả phía ngân hàng và nhà đầu tư thứ cấp, chủ đầu tư chỉ phải chịu trách nhiệm khi sử dụng vốn sai mục đích. Việc cam kết lợi nhuận giữa chủ đầu tư, ngân hàng và nhà đầu tư thứ cấp là quan hệ dân sự, quan hệ kinh doanh giữa người mua và người bán, theo thỏa thuận của hai bên. Với cam kết này, pháp luật không ràng buộc, các bên chỉ cần thỏa thuận, điều quan trọng là những gì thể hiện trong hợp đồng.

Như trường hợp với SHB, khi chủ đầu tư Cocobay Đà Nẵng tuyên bố ngưng trả lãi suất 12% cho loại hình condotel kể từ năm 2020, đại diện SHB cho biết, ngân hàng cho vay trên cơ sở tuân thủ đúng các quy định pháp luật, các khoản vay đều có tài sản đảm bảo đầu đủ và SHB là ngân hàng bảo lãnh tiến độ bàn giao nhà của dự án này. Vì thế, việc giải quyết vướng mắc khi vỡ cam kết sẽ do chủ đầu tư và khách hàng chịu trách nhiệm.

分享到: