【nhận định newcastle tottenham】Đề nghị Quốc hội rút khỏi danh sách 2 dự án do đã làm ăn có lãi
Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh,ĐềnghịQuốchộirútkhỏidanhsáchdựándođãlàmăncólãnhận định newcastle tottenham thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, vừa trình bày báo cáo của Chính phủ gửi các đại biểu Quốc hội về tình hình và kết quả xử lý tồn tại, yếu kém của các dự án, DN chậm tiến độ, kém hiệu quả thuộc ngành Công thương. Cụ thể là 12 đại dự án thua lỗ của các DN thuộc ngành Công thương, được bộ này xử lý rốt ráo và đã có những kết quả bước đầu.
Rút thành công 1.000 tỷ đồng vốn góp của SCIC
Theo Bộ Công thương, sau hơn một năm triển khai xử lý, trong số 6 nhà máy trước đây có hoạt động sản xuất kinh doanh thua lỗ, đến nay đã có 2 nhà máy hoạt động sản xuất kinh doanh có lãi (gồm Nhà máy sản xuất phân bón DAP số 1 - Hải Phòng và Nhà máy gang thép Lào Cai - Dự án nhà máy thép Việt – Trung). 2 dự án này được Chính phủ kiến nghị Quốc hội đưa ra khỏi danh sách thua lỗ nặng, vì “đã cơ bản xử lý được các vấn đề khó khăn vướng mắc, hoạt động ổn định và có lãi”.
4 dự án còn lại đã từng bước giảm lỗ và hoạt động sản xuất kinh doanh dần đi vào ổn định (gồm Nhà máy sản xuất đạm Ninh Bình, Nhà máy sản xuất đạm Hà Bắc, Nhà máy sản xuất phân bón DAP số 2 - Lào Cai, Công ty DQS).
Trong số 3 dự án trước đây bị dừng sản xuất kinh doanh, đến nay đã vận hành sản xuất trở lại được một phần của Dự án Nhà máy sản xuất xơ sợi polyester Đình Vũ. Đối với 3 dự án trước đây đầu tư xây dựng dở dang, ngoài Dự án Nhà máy bột giấy Phương Nam đang thực hiện phương án bán đấu giá toàn bộ tài sản và hàng hóa tồn kho, thì 2 dự án còn lại đều đang tích cực thực hiện các biện pháp để tiếp tục triển khai đầu tư hoàn thành dự án và đưa vào sử dụng (Dự án Nhà máy sản xuất năng lượng sinh học (NLSH) Phú Thọ đang thực hiện việc tìm kiếm đối tác đầu tư để tiếp tục thực hiện dự án, Dự án mở rộng giai đoạn 2 Nhà máy gang thép Thái Nguyên đang triển khai thực hiện phương án thoái vốn nhà nước để tạo chủ động cho nhà đầu tư tiếp tục đầu tư dự án).
Báo cáo của Chính phủ cũng nêu rõ: “Việc xử lý các dự án, DN đã bảo đảm thực hiện theo đúng nguyên tắc của cơ chế thị trường; tự chủ, tự chịu trách nhiệm của DN; Nhà nước không cấp thêm vốn vào các dự án. Đồng thời, Chính phủ và Ban Chỉ đạo của Chính phủ đã chỉ đạo thực hiện việc rút thành công 1.000 tỷ đồng từ phần vốn góp của Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) vào dự án mở rộng sản xuất giai đoạn 2 Nhà máy gang thép Thái Nguyên”.
Tổng dư nợ cấp tín dụng đối với các khoản vay tại các ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng ở 12 dự án đã giảm 193 tỷ đồng (từ thời điểm 28/2/2017 so với thời điểm ngày 31/1/2018); nợ phải trả tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam đã giảm trên 45 tỷ đồng (từ thời điểm ngày 31/12/2017 so với thời điểm ngày 31/12/2016).
Giảm lỗ và bước đầu làm ăn có lãi
Bộ Công thương cũng đã có báo cáo về tình hình cụ thể ở các dự án, DN. Theo đó, đối với 6 dự án, doanh nghiệp đang vận hành sản xuất, kinh doanh, một số dự án đến năm 2017 - 2018 đã bắt đầu kinh doanh có lãi.
Ví dụ như: Dự án Nhà máy sản xuất phân bón DAP số 1 - Hải Phòng năm 2016 phát sinh lỗ khá lớn là 420 tỷ đồng. Trong năm 2017, lãi 14,8 tỷ đồng; quý I/2018, đã lãi 15,8 tỷ đồng (quý I/2017 lỗ 37,6 tỷ đồng). Công ty DQS, trong quý I/2018, doanh thu ước thực hiện đạt 73,78 tỷ đồng, đạt 98,62% so với kế hoạch; đã nộp ngân sách nhà nước 2,28 tỷ đồng. Dự án Nhà máy thép Việt Trung, đến hết năm 2016, lỗ hơn 1.000 tỷ đồng; năm 2017, lợi nhuận trước thuế 423 tỷ đồng; hết quý I/2018, lợi nhuận ước đạt 319 tỷ đồng, góp phần giảm số lỗ lũy kế xuống còn 446 tỷ đồng, nộp ngân sách 140 tỷ đồng.
Đối với 3 dự án, DN trước đây bị dừng sản xuất cũng đã có chuyển biến. Đối với Dự án Nhà máy sản xuất xơ sợi polyester Đình Vũ: Sau gần 31 tháng phải dừng sản xuất, đến ngày 10/4/2018, đã khởi động lại được một phần với việc vận hành lại 3 dây chuyền. Dự kiến đến tháng 12/2018, nhà máy sẽ chạy đủ 29 dây chuyền của phân xưởng kéo sợi. Dự án nhà máy sản xuất NLSH Bình Phước cũng đang tích cực thực hiện các công việc chuẩn bị cho việc khởi động lại nhà máy, dự kiến vào quý II/2018.
Đối với 3 dự án đầu tư xây dựng dở dang: Dự án nhà máy bột giấy Phương Nam, Bộ Công thương đang làm việc với các bộ ngành liên quan để hoàn thiện phương án bán đấu giá trình Thủ tướng Chính phủ xem xét thông qua để tiếp tục triển khai bán đấu giá lần hai sau khi bán đấu giá dự án không thành công lần đầu tiên. Đối với Dự án Nhà máy sản xuất NLSH Phú Thọ, đây là dự án đầu tư xây dựng dở dang, Công ty cổ phần Hóa dầu và nhiên liệu sinh học Dầu khí (PVB) đang tiếp tục triển khai phương án tìm kiếm đối tác đầu tư triển khai tiếp dự án theo nguyên tắc đối tác hợp tác sẽ góp toàn bộ vốn còn thiếu để triển khai, hoàn thành dự án. Dự án mở rộng sản xuất giai đoạn 2 Nhà máy gang thép Thái Nguyên, sau khi thoái vốn nhà nước tại dự án thành công, sẽ huy động vốn bổ sung để tiếp tục triển khai dự án.
Về tình hình nợ và dư nợ tín dụng của các dự án, DN, theo Bộ Công thương, hiện nay, có tất cả 17 ngân hàng thương mại và 1 công ty tài chính cấp tín dụng để thực hiện 12 dự án, với tổng số dư cấp tín dụng đến thời điểm 31/1/2018 là 20.847 tỷ đồng, giảm 193 tỷ đồng so với thời điểm 28/2/2017. Trong tổng số 20.847 tỷ đồng các ngân hàng thương mại cấp tín dụng đối với các dự án, có 17.335 tỷ đồng cấp tín dụng trung hạn (chiếm 83%, giảm 190 tỷ đồng), còn lại 3.512 tỷ đồng là cấp tín dụng ngắn hạn (chiếm 17%, giảm 3 tỷ đồng so với thời điểm ngày 28/2/2017).
Đáng lưu ý, một số dự án có dư nợ cấp tín dụng giảm như Dự án Nhà máy thép Việt Trung (giảm 466 tỷ đồng); Dự án Nhà máy sản xuất đạm Ninh Bình (giảm 139 tỷ đồng) và Dự án Nhà máy sản xuất phân bón DAP số 2 - Lào Cai (giảm 117 tỷ đồng)./.
Trong cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 5 vừa qua, trả lời câu hỏi của phóng viên về việc, Bộ Công thương có ý định xin rút Nhà máy thép Việt Trung ra khỏi danh sách 12 đại dự án thua lỗ nghìn tỷ, Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải cho biết: Đây là 1 trong 12 dự án tồn đọng của ngành Công thương đến nay đã có chuyển biến. Trong năm 2017, dự án đã có lãi 411 tỷ đồng, và 5 tháng đầu năm 2018 đã đạt được mức lãi khoảng gần 500 tỷ đồng. “Khi dự án bắt đầu có lãi thì các DN cũng mong muốn được rút tên ra khỏi danh sách các dự án thua lỗ. Nếu ra khỏi được danh sách thì các bạn hàng trong nước và nước ngoài cũng nhìn nhận DN như là một DN bình thường và các ngân hàng thương mại cũng đối xử như DN lành mạnh, để có thể tiếp cận tốt hơn với nguồn vốn, bình đẳng như các doanh nghiệp khác. Đây là mong muốn hết sức chính đáng của DN. Về mặt chủ trương, chúng tôi ủng hộ và sẽ có đề xuất với Trưởng ban xử lý các dự án tồn đọng của ngành Công thương xem xét quyết định” - Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải nói. |
Minh Anh
本文地址:http://app.marimbapop.com/html/755b798935.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。