Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) vừa trình Bộ GTVT đề án tái cơ cấu doanh nghiệp để quản lý,ĐườngsắttốcđộcaoBắngoai hang anh 2 khai thác đường sắt tốc độ cao.
Trên cơ sở kinh nghiệm nước ngoài và nhu cầu nhân lực, VNR tính toán để quản lý, vận hành tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc Nam cần 8,98 người cho mỗi km.
Giai đoạn 1 từ năm 2027 đến 2035 với hai phân đoạn đầu tiên dài 651km dự kiến cần hơn 5.940 người.
Giai đoạn 2 từ 2035 đến 2040 hoàn thiện đoạn còn lại dài 894km, cần hơn 7.930 người.
Giai đoạn đến 2027, VNR dự kiến đào tạo 200 cán bộ chủ chốt gồm giáo viên, kỹ thuật, tài chính, quản lý dự án... bằng nguồn vốn của Tổng công ty và các đơn vị trực thuộc.
VNR cũng đưa ra lộ trình tái cơ cấu tương ứng với dự án đường sắt tốc độ cao. Cụ thể, giai đoạn 2025-2030, mô hình tổ chức quản lý của VNR cơ bản giữ nguyên hiện nay song các đơn vị đều tăng về năng lực, quy mô nhân sự để vừa khai thác hệ thống đường sắt hiện tại, vừa tham gia xây dựng đường sắt tốc độ cao.
Giai đoạn 2030-2032, mô hình tổ chức quản lý của VNR bắt đầu điều chỉnh lớn, tách bạch hai tổ chức riêng biệt là đường sắt thường và đường sắt tốc độ cao; thành lập hai đơn vị quản lý, khai thác đường sắt tốc độ cao. Giai đoạn 2032-2045, VNR sẽ điều hành tập trung, thống nhất toàn mạng đường sắt hiện có thông qua Trung tâm điều hành giao thông vận tải đường sắt.
Trước đó, vào tháng 2/2019, Bộ GTVT tải trình Chính phủ báo cáo tiền khả thi dự án đường sắt tốc độ cao Bắc Nam đi qua 20 tỉnh thành. Đây là tuyến đường đôi, khổ 1.435 mm, điện khí hóa, tốc độ thiết kế 350km/h, tốc độ khai thác 320km/h.
Bộ Chính trị cũng đặt mục tiêu đến năm 2025 hoàn thành phê duyệt chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao Bắc Nam và khởi công trước 2030. Các đoạn đường sắt tốc độ cao Hà Nội - Vinh và TP.HCM - Nha Trang được ưu tiên khởi công trong giai đoạn 2026-2030; phấn đấu hoàn thành toàn tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc Nam trước năm 2045.