【kết quả trận club leon】Xuất khẩu nông sản: Nên kết nối với doanh nghiệp Việt kiều

时间:2025-01-12 00:01:09 来源:88Point

xuat khau nong san nen ket noi voi doanh nghiep viet kieu

Nông sản xuất khẩu còn nhiều hạn chế. Ảnh: Trần Việt


Tại hội thảo “Xuất khẩu hàng Nông sản Việt Nam trong bối cảnh Hội nhập TPP - AEC 2016” do Tổ chức nghiên cứu kinh tế TheấtkhẩunôngsảnNênkếtnốivớidoanhnghiệpViệtkiềkết quả trận club leon Keynesian (Đại học Ngoại thương) tổ chức tại Hà Nội chiều 26-3, các chuyên gia tham dự chương trình đã đưa ra nhiều giải pháp để giải quyết những khó khăn còn tồn tại của ngành nông nghiệp trong xuất khẩu.

Theo ông Trương Đình Tuyển, Nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại, cố vấn cao cấp của Chính phủ trong đàm phán Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP), khi gia nhập Cộng đồng kinh tế chung ASEAN (AEC) và TPP, nông sản Việt Nam phải đối mặt với 2 vấn đề là làm thế nào để tận dụng cơ hội và làm thế nào để Việt Nam cạnh tranh được khi thị trường mở cửa cả chiều ra lẫn chiều vào.

Vì thế, theo ông Tuyển, vấn đề mấu chốt là nông nghiệp Việt Nam phải kiểm soát được chất lượng sản phẩm bởi nhận thức của người dân ngày càng cao và sản phẩm của nước ngoài không những giá rẻ hơn mà chất lượng cũng cao hơn, nếu không đảm bảo được thì không chỉ không xuất khẩu được mà người tiêu dùng trong nước sẽ quay lưng lại với sản phẩm của Việt Nam.

Cũng tại hội thảo, TS. Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, Viện trưởng Viện chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn, Bộ NN&PTNT cho hay, với thực tế hiện nay, cơ hội của nông nghiệp Việt Nam trong TPP sẽ nhiều hơn trong AEC, bởi trong AEC, trước nay, kim ngạch xuất khẩu nông sản thấp hơn nhiều lần, các sản phẩm của các nước “đụng hàng” nhau, có tính thay thế cho nhau chứ không bổ trợ nhau như trong TPP. Đặc biệt, trong AEC, Việt Nam có đối thủ cạnh tranh rất mạnh là Thái Lan trong chăn nuôi và trái cây rau quả.

Hơn nữa, ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương chia sẻ, nông sản Việt Nam còn yếu và thiếu trong khâu chế biến, bảo quản, chúng ta đang chỉ thu nhặt, hái lượm được cái gì thì bán cái ấy, đa phần là sản phẩm thô nên giá trị gia tăng không cao, chưa có các thương hiệu nổi tiếng.

Vì thế, để khắc phục những hạn chế nêu trên, TS. Tuấn cho hay, trong thời tới, nền nông nghiệp Việt Nam cần đến sự vào cuộc của các doanh nghiệp, các doanh nghiệp sẽ kết nối với người nông dân để trở thành chuỗi liên kết mạnh mẽ hơn.

Đồng quan điểm, ông Trương Đình Tuyển cho rằng, muốn xuất khẩu nông sản thuận lợi, doanh nghiệp phải tham gia và giữ vai trò chủ đạo, điều tiết chuỗi cung ứng, đảm bảo nguồn cung ổn định, giữ giá thành… chứ để một mình nông dân hoặc doanh nghiệp thì không thể làm được.

Bên cạnh vai trò của doanh nghiệp, theo TS. Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, để tăng khả năng xuất khẩu, các doanh nghiệp có thể kết nối với các công ty, tập đoàn đa quốc gia, để trở thành một mắt xích trong chuỗi cung ứng của họ.

Bên cạnh đó, kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng nông sản của Việt Nam đang đứng hàng đầu thế giới như gạo, cà phê, thủy sản… nên Việt Nam phải xây dựng được kho ngoại quan, hoặc kênh phân phối riêng tại thị trường nước ngoài, làm được như vậy thì doanh nghiệp mới tạo được tên tuổi, thương hiệu.

“Các doanh nghiệp Việt Nam nên kết nối với doanh nghiệp Việt kiều ở thị trường nước đó, các doanh nghiệp Việt kiểu tuy sản xuất không xuất sắc nhưng có thể giúp đỡ rất hiệu quả về thương mại. Đây là cách để doanh nghiệp tận dụng tấn công thị trường mới mở nhanh nhất”, ông Tuấn nhận định.

推荐内容