TheànhviviphạmchưacóchếtàixửphạtLúngtúngxửlýtrận đấu tối nayo Cục Hải quan Quảng Trị, đối với hành vi buôn bán hàng hóa trái phép qua biên giới, trường hợp này khi phát hiện cơ quan Hải quan phải vận dụng cách lập biên bản mua bán hàng hóa không có chứng từ hợp lệ, điều này dẫn đến việc không đúng bản chất hành vi, bỏ lọt tội phạm.
Bên cạnh đó, đối với hành vi XK hàng hóa trái phép qua biên giới, trường hợp này không thể áp dụng Nghị định 127/2013/NĐ-CP để xử lý, cơ quan Hải quan phải áp dụng Nghị định 107/2008/NĐ-CP ngày 22-9-2008 của Chính phủ quy định xử phạt hành chính về các hành vi đầu cơ, găm hàng, tăng giá quá mức, đưa tin thất thiệt, buôn lậu và gian lận thương mại để xử lý.
Tương tự, Cục Hải quan Đồng Nai cho biết, Điều 14 Nghị định 127/2013/NĐ-CP quy định về vi phạm các quy định chính sách quản lý hàng hóa XNK, quá cảnh; phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh có nêu: Đối với hành vi quy định tại điểm đ Điều 14 (XNK hàng hóa không có nhãn hàng hóa theo quy định pháp luật) và điểm e (NK hàng hóa vào Việt Nam mà trên nhãn thể hiện chưa đúng, đủ những nội dung bắt buộc theo quy định của pháp luật) thì ngoài việc bị phạt tiền còn bị buộc khắc phục các vi phạm về nhãn hàng hóa trước khi hàng hóa được thông quan.
Tuy nhiên, khoản 3 Điều 10 Nghị định 89/2006/NĐ-CP có quy định: Hàng hóa NK vào Việt Nam mà nhãn gốc không phù hợp với quy định của Nghị định này thì tổ chức, cá nhân NK phải ghi nhãn phụ theo quy định tại khoản 3 Điều 9 của Nghị định này trước khi đưa ra lưu thông và phải giữ nguyên nhãn gốc. Hải quan Đồng Nai thắc mắc, trong trường hợp này, cơ quan Hải quan phải thực hiện như thế nào.
Hải quan Hải Phòng thắc mắc, trường hợp hàng hóa không xác định được chủ sở hữu bị tịch thu nhưng không xác định được thẩm quyền tịch thu do không xác định được hàng hóa thuộc quyền sở hữu của cá nhân hay tổ chức (ví dụ hàng vô chủ có trị giá hàng hóa lớn hơn 50 triệu đồng và nhỏ hơn 100 triệu đồng không xác định được thẩm quyền tịch thu của Cục trưởng hay Tổng cục trưởng thì xử lý thế nào.
Bổ sung cho việc thực hiện xử phạt vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan được hiệu quả, Cục Hải quan Đồng Nai phân tích, tại khoản 5 Điều 10 Nghị định 127/2013/NĐ-CP có quy định: “Phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 60 triệu đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sử dụng chứng từ không hợp pháp để làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa theo quy định”.
Từ đó, đơn vị này kiến nghị bổ sung như sau: “Sử dụng chứng từ không hợp pháp để làm thủ tục XNK hàng hóa theo quy định, trừ vi phạm quy định tại điểm a khoản 1 Điều 13 Nghị định này”.
Cùng với đó, bổ sung vào điểm a khoản 1 Điều 13 Nghị định 127/2013/NĐ-CP quy định: “Sử dụng chứng từ; tài liệu không hợp pháp, không đúng với thực tế giao dịch để kê khai thuế; tự ý tẩy xóa, sửa chữa chứng từ dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, được hoàn”.
Ghi nhận các kiến nghị nêu trên, hiện nay Tổng cục đang báo cáo Bộ Tài chính xin ý kiến chỉ đạo để hướng dẫn thực hiện thống nhất trong toàn Ngành. Đồng thời Tổng cục Hải quan sẽ xem xét bổ sung khi sửa đổi Nghị định 127/2013/NĐ-CP.