【tỷ số vn hôm nay】Tái cơ cấu nợ để khắc phục thiệt hại do thiên tai
537 tỷ đồng là số tiền mà khách hàng vay vốn Agribank Cà Mau được xác định bị thiệt hại do hạn hán, xâm nhập mặn. Hiện nay, Agribank chi nhánh Cà Mau đang thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ và cho vay mới để hỗ trợ nông dân khắc phục thiệt hại theo Chỉ thị số 03/CT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước.
537 tỷ đồng là số tiền mà khách hàng vay vốn Agribank Cà Mau được xác định bị thiệt hại do hạn hán, xâm nhập mặn. Hiện nay, Agribank chi nhánh Cà Mau đang thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ và cho vay mới để hỗ trợ nông dân khắc phục thiệt hại theo Chỉ thị số 03/CT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước.
Đến thời điểm hiện tại, Ngân hàng NN&PTNT Việt Nam Chi nhánh tỉnh Cà Mau (Agribank Cà Mau) đã cơ cấu thời hạn trả nợ cho hơn 600 khách hàng với số tiền hơn 42 tỷ đồng. Đồng thời, cho gần 500 khách hàng vay mới để hỗ trợ khắc phục thiệt hại, với số tiền 29,4 tỷ đồng.
Khách hàng đến Agribank chi nhánh huyện U Minh để làm thủ tục cơ cấu lại nợ và vay mới khôi phục sản xuất. |
U Minh là huyện bị thiệt hại do hạn hán, xâm mặn nhiều nhất. Toàn huyện có 13.805 ha đất sản xuất bị thiệt hại (8.217 hộ), trong đó, diện tích luá mùa 1.661 ha (1.171 hộ), diện tích lúa - tôm 11.369 ha (6.585 hộ), diện tích lúa 2 vụ 775 ha (461 hộ).
Phó Giám đốc phụ trách Agribank chi nhánh huyện U Minh Nguyễn Chí Dũng cho biết, toàn huyện số hộ đang còn vay ngân hàng bị thiệt hại là 4.216 hộ, với số vốn vay 258 tỷ đồng. Sau khi rà soát, Agribank Chi nhánh huyện U Minh đã xét cho 257 hộ được cơ cấu nợ với số tiền hơn 21 tỷ đồng, cho vay mới 126 hộ với hơn 6,5 tỷ đồng.
Những trường hợp vay vốn bị thiệt hại còn lại chưa tới hạn trả nợ, theo ông Nguyễn Chí Dũng, khi đến hạn trả nợ nhưng người dân không có khả năng trả do bị hạn hán, xâm mặn sẽ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ 12 tháng, 24 tháng hay 36 tháng tuỳ theo loại hình sản xuất. Đồng thời có thể xét cho vay mới nếu mô hình sản xuất đem lại hiệu quả.
Với 3 ha đất sản xuất lúa - tôm, nếu như mấy năm trước thu hoạch lúa khoảng hơn 300 giạ thì vụ vừa rồi chỉ được hơn 50 giạ, còn tôm thì thất trắng, vì thế, anh Nguyễn Văn Hòn, Ấp 1, xã Khánh Lâm vừa được cơ cấu lại thời hạn trả nợ. Anh cho biết, cuộc sống hiện tại của gia đình anh dựa vào thu nhập từ 5.000 m2 đất vườn trồng ổi, vú sữa, nuôi cá… Anh dự định lên liếp trồng cây, nhưng đất đã bị nhiễm mặn, hơn nữa bà con xung quanh cũng đều nuôi tôm nên anh chưa dám đầu tư sản xuất thêm mà quan sát xem tình hình mới dám đầu tư.
Còn gia đình anh Bùi Văn Giang, Khóm 3, thị trấn U Minh hiện đang sống qua ngày bằng nghề đặt lú trên sông Kinh Hội. Vợ anh Giang, chị Võ Kim Hằng, cho biết, gia đình có hơn 1 ha đất sản xuất tôm - lúa, vụ vừa rồi tôm thất trắng, chỉ thu hoạch được 4 bao lúa. Mới hôm qua, cửa hàng bán phân bón đến đòi tiền 2 bao phân mua để bón cho lúa nhưng chưa có tiền để trả. Từ đầu năm đến nay đã thả 1 đợt tôm nhưng cũng không bắt lại được con nào. Gia đình anh Giang cũng vừa được Agribank chi nhánh huyện U Minh cơ cấu lại thời hạn trả nợ.
Ngoài huyện U Minh, các huyện: Trần Văn Thời, Thới Bình và TP Cà Mau cũng được Agribank các chi nhánh rà soát thiệt hại, cơ cấu lại thời hạn trả nợ và cho vay mới để giúp bà con có vốn khôi phục lại sản xuất./.
Bài và ảnh: Hồng Phượng