发布时间:2025-01-10 10:11:05 来源:88Point 作者:Nhà cái uy tín
3 phương thức giám sát
Liên quan đến công tác giám sát hải quan,ảiquangiámsáthànghóaXNKbằngnhiềuphươngthứbóng đá.com làm việc với phóng viên Báo Hải quan, một cán bộ Cục Giám sát quản lý về hải quan (Tổng cục Hải quan) cho biết, tại Khoản 2, Điều 38 Luật Hải quan quy định “Giám sát hải quan được thực hiện bằng các phương thức: Niêm phong hải quan; Giám sát trực tiếp do công chức Hải quan thực hiện; Sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật”. Việc tổ chức giám sát được cơ quan Hải quan thực hiện nghiêm theo quy định trên.
Cũng liên quan đến công tác giám sát hải quan, trong một báo cáo mới đây gửi Văn phòng Chính phủ liên quan đến công tác quản lý hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất (TNTX- lĩnh vực có nhiều phức tạp trong công tác quản lý nói chung và giám sát hải quan nói riêng- PV), Bộ Tài chính đã khẳng định: Theo quy định hiện hành, tất cả hàng hóa kinh doanh TNTX đều được cơ quan Hải quan thực hiện giám sát từ khi tạm nhập cho đến khi tái xuất hết ra khỏi lãnh thổ Việt Nam.
Việc giám sát của cơ quan Hải quan được thực hiện theo các phương thức quy định trong văn bản quy phạm và các quy trình giám sát hàng hóa xuất nhập khẩu, chuyển khẩu của Tổng cục Hải quan. Cơ quan Hải quan thực hiện giám sát trực tiếp của công chức Hải quan; giám sát bằng niêm phong hải quan; giám sát bằng các phương thức kỹ thuật khác (mô tả chi tiết hàng hóa, chụp ảnh hàng hóa và phương tiện, kiểm tra trọng lượng hàng hóa và phương tiện vận tải…).
Bên cạnh đó, tại các địa bàn hoạt động hải quan, nhất là các khu vực kho, bãi tập kết hàng hóa, địa điểm làm thủ tục hải quan… cơ quan Hải quan cũng trang bị các hệ thống camera giám sát để đảm bảo yêu cầu quản lý và cả phòng, chống các hành vi, biểu hiện tiêu cực trong nội bộ.
Đáng chú ý, vào tháng 10-2015, Tổng cục Hải quan chính thức đưa vào hoạt động Phòng Giám sát Hải quan trực tuyến (Cục Điều tra chống buôn lậu) đặt tại trụ sở Tổng cục Hải quan. Đây là đơn vị thực hiện việc kết nối, tích hợp các hệ thống trang thiết bị giám sát của ngành Hải quan, cung cấp thông tin, dữ liệu, hình ảnh trực tuyến về Tổng cục Hải quan. Từ đó tạo nên kênh giám sát hiệu quả giữa các cấp trong việc thực hiện quy trình thủ tục, nghiệp vụ tại các địa điểm làm thủ tục hải quan; đảm bảo chấp hành đúng quy định và công khai, minh bạch.
Có thể nói, về mặt quy định pháp luật và tổ chức thực hiện, công tác giám sát hải quan ngày càng được hoàn thiện, triển khai một cách chặt chẽ, đảm bảo hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước và tạo thuận lợi cho hoạt động của cộng đồng DN.
Giám sát tờ khai vận chuyển độc lập và vận chuyển kết hợp thế nào?
Tuy nhiên, mới đây, Cục Hải quan TP.HCM có báo cáo gửi Tổng cục Hải quan, trong đó đề cập đến vướng mắc của công tác giám sát hải quan.
Về vấn đề trên, trao đổi với phóng viên Báo Hải quan, cán bộ Cục Giám sát quản lý về hải quan cho hay, vướng mắc của Hải quan TP.HCM phản ánh liên quan đến tờ khai vận chuyển độc lập và tờ khai vận chuyển kết hợp. Đây chỉ là 2 trong nhiều loại hình làm thủ tục hải quan và theo quy định (tại Thông tư 38/2015/TT-BTC) việc mở tờ khai và giám sát đối với 2 loại hình này cũng được thực hiện trên Hệ thống thông quan tự động VNACCS/VCIS. Việc giám sát thủ công chỉ phát sinh trong trường hợp Hệ thống gặp sự cố.
Về mặt thiết kế chức năng Hệ thống phục vụ việc giám sát của cơ quan Hải quan với loại hình kể trên, theo lãnh đạo Trung Tâm quản lý vận hành Hệ thống CNTT hải quan (Cục CNTT và Thống kê Hải quan, Tổng cục Hải quan), Hệ thống VNACCS/VCIS cũng thiết kế đầy đủ các chức năng để doanh nghiệp khai báo và chức năng để cơ quan Hải quan thực hiện công tác giám sát đối với hàng hóa làm thủ tục theo hình thức “vận chuyển độc lập, vận chuyển kết hợp”.
Trong đó, Hệ thống có thiết kế từng chức năng cụ thể phục vụ lãnh đạo các Chi cục Hải quan và công chức thừa hành theo dõi, giám sát hàng hóa thuộc loại hình trên. Trong đó, công chức thừa hành sử dụng chức năng ITF (chức năng giám sát dành cho công chức hải quan) để theo dõi, giám sát.
Đáng chú ý, tại Trung Tâm quản lý vận hành Hệ thống CNTT hải quan (đặt tại trụ sở Tổng cục Hải quan) công chức có trách nhiệm cũng trực tiếp theo dõi, giám sát được quá trình làm thủ tục đối với các tờ khai này. Để xác thực thêm với chúng tôi, anh Phạm Thành Trung- Phó Giám đốc Trung tâm quản lý vận hành Hệ thống CNTT hải quan, trực tiếp truy cập Hệ thống và kiểm tra thực tế một tờ khai.
Sau vài thao tác, anh Trung sử dụng chức năng ITF và hiện lên màn hình tờ khai vận chuyển 500 xxxxx, với đầy đủ thông tin như: Mã của Chi cục nơi tiếp nhận tờ khai (để hàng hóa chuyển đi) là Chi cục Hải quan chuyển phát nhanh (Cục Hải quan TP.HCM), mã Hải quan điểm đích (hàng đến) là Chi cục Hải quan cửa khẩu Tân Sơn Nhất (cũng thuộc Cục Hải quan TP.HCM). Cùng với đó là rất nhiều thông tin khác liên quan về doanh nghiệp vận tải, thời gian dự kiến đưa hàng đi, thời gian dự kiến hàng đến (và các ô trống để công chức Hải quan xác nhận khi hàng đến thực tế)…
相关文章
随便看看