【kenh keo nha cai】Dự kiến nới room ngoại lên 49% cho 2 ngân hàng nhận chuyển giao bắt buộc
Nguy cơ khủng hoảng ngân hàng mới rình rập | |
Ngân hàng đặt mục tiêu lợi nhuận giảm | |
Một số ngân hàng Mỹ sụp đổ không tạo ra khủng hoảng tài chính |
2 ngân hàng nhận chuyển giao bắt buộc có đề xuất được nâng room ngoại lên 49%. |
Ít nhất 6 ngân hàng thương mại có thể tăng room ngoại vượt 30% vốn điều lệ
Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 01/2014/NĐ-CP ngày 3/01/2014 của Chính phủ về việc nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của tổ chức tín dụng Việt Nam bổ sung khoản 6a vào sau khoản 6 Điều 7 như sau: Chính phủ sẽ quyết định tổng mức sở hữu cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài tại tổ chức tín dụng nhận chuyển giao bắt buộc (không bao gồm các ngân hàng thương mại do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ) vượt giới hạn quy định tại khoản 5 Điều này khi phê duyệt phương án chuyển giao bắt buộc, nhưng không vượt quá 49% vốn điều lệ của tổ chức tín dụng nhận chuyển giao bắt buộc.
NHNN lý giải, quy định trên phù hợp theo Luật Các tổ chức tín dụng (đã được sửa đổi, bổ sung) quy định quyền của bên nhận chuyển giao “được bán, phát hành cổ phần của tổ chức tín dụng nhận chuyển giao cho nhà đầu tư nước ngoài phù hợp với phương án chuyển giao bắt buộc đã được phê duyệt".
Ngoài ra, quy định này cũng sẽ tạo điều kiện cho tổ chức tín dụng nhận chuyển giao tăng cường được năng lực tài chính (khi thu hút thêm được vốn đầu tư nước ngoài, tăng vốn chủ sở hữu), nâng cao năng lực quản trị điều hành, đổi mới công nghệ.., tạo điều kiện hỗ trợ tốt hơn cho tổ chức tín dụng được chuyển giao, góp phần thực hiện thành công phương án chuyển giao bắt buộc, ổn định hệ thống tài chính ngân hàng, ổn định kinh tế, xã hội.
NHNN cho biết, theo kế hoạch, có 4 ngân hàng thương mại cổ phẩn sẽ nhận chuyển giao bắt buộc đối với 4 ngân hàng yếu kém. Trong đó có 2 ngân hàng thương mại cổ phần nhận chuyển giao tại phương án chuyển giao bắt buộc có đề xuất được nâng tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại ngân hàng lên 49%.
Với phương án điều chỉnh quy định tổng mức sở hữu cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài tại tổ chức tín dụng nhận chuyển giao bắt buộc vượt 30%, nhưng không vượt quá 49% vốn điều lệ của tổ chức tín dụng nhận chuyển giao sẽ có 2 ngân hàng thương mại cổ phẩn (chiếm 3,13% tổng số ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam; 6,59% tổng tài sản của toàn hệ thống ngân hàng thương mại cổ phẩn Việt Nam; chiếm 5,26% thị phần huy động và 5,49% thị phần cho vay đối với thị trường 1 (các tổ chức kinh tế và dân cư) của toàn hệ thống ngân hàng thương mại cổ phẩn Việt Nam tại thời điểm 30/6/2022).
Qua số liệu nêu trên, việc chấp thuận cho các ngân hàng thương mại cổ phẩn nhận chuyển giao tăng vốn sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài vượt 30% vốn điều lệ và không vượt quá 49% vốn điều lệ của ngân hàng sẽ ảnh hưởng không quá lớn đối với toàn bộ hệ thống các ngân hàng thương mại cổ phẩn Việt Nam cũng như toàn bộ hệ thống ngân hàng.
Hơn nữa, NHNN thấy rằng, việc cho phép tổng mức sở hữu cổ phần tối đa của các nhà đầu tư nước ngoài tại các tổ chức tín dụng nhận chuyển giao từ 30% lên 49% sẽ góp phần tạo điều kiện thực hiện thành công phương án chuyển giao bắt buộc, ổn định hệ thống tài chính ngân hàng, ổn định kinh tế, xã hội, không ảnh hưởng lớn đến an ninh tiền tệ ngân hàng.
Như vậy, nếu thực hiện theo kế hoạch này, hệ thống ngân hàng sẽ có ít nhất 6 ngân hàng thương mại có thể tăng tổng mức sở hữu cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài vượt 30% vốn điều lệ trong khi thị trường đang có 2 ngân hàng liên doanh, 9 ngân hàng 100% vốn nước ngoài và 51 chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Nhiều ngân hàng 100% vốn nước ngoài đang muốn tiếp tục mở rộng mạng lưới và tăng vốn điều lệ.
Vì sao chỉ số ít ngân hàng được nới room?
Tuy nhiên, theo cơ quan quản lý tiền tệ, chỉ nên mở rộng và khuyến khích nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào các tổ chức tín dụng yếu kém và tổ chức tín dụng nhận chuyển giao, chưa nên mở rộng ra tất cả tổ chức tín dụng.
NHNN nhận định, với 27/31 ngân hàng thương mại đã được niêm yết, đăng ký giao dịch trên thị trường chứng khoán, các nhà đầu tư nước ngoài sẽ dễ dàng rút vốn khỏi ngân hàng Việt Nam khi có biến động lớn về kinh tế trong nước hoặc trên thế giới, từ đó gây khó khăn trong công tác quản lý kinh tế và điều hành chính sách tiền tệ, nhất là trong tình hình kinh tế thế giới và kinh tế trong nước có nhiều biến động như hiện nay.
Thực tế, khoảng 5 năm trở lại đây, đã có hiện tượng một số ngân hàng nước ngoài (chủ yếu từ châu Âu) dần dần rút vốn đầu tư ra khỏi ngân hàng trong nước, chuyển nhượng cổ phần cho nhà đầu tư trong nước hoặc các ngân hàng châu Á đến từ Hàn Quốc, Singapore, Nhật Bản.
Theo cơ chế Ratchet tại Hiệp định CPTPP, các nước thành viên không được đảo ngược tiến trình tự do hóa. Điều này có nghĩa là Việt Nam có thể điều chỉnh tăng tổng mức sở hữu cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài vượt giới hạn 30% vốn điều lệ của ngân hàng thương mại cổ phần và khi điều chỉnh tăng rồi thì không thể điều chỉnh giảm trở lại.
Trước đó, 4 ngân hàng đã "tiết lộ" ý định hoặc kế hoạch nhận chuyển giao bắt buộc ngân hàng yếu kém bao gồm: Vietcombank, MB, HDBank, VPBank. Vì thế, động thái này được xem là cơ chế ưu đãi với những ngân hàng tham gia nhận chuyển giao. Hiện có 4 ngân hàng yếu kém thuộc diện tái cơ cấu gồm DongABank, CB, Oceanbank và GPBank.
相关推荐
- Microsoft sắp phát hành bộ lập trình cho kính thực tế ảo HoloLens
- Anonymous gây tắc đường ở Moscow
- Ngân hàng số, ngân hàng xanh HDBank tiếp tục nhận giải thưởng quốc tế
- BIDV ứng dụng thành công blockchain trong tài trợ thương mại
- Lumia 950 XL bản demo bị Microsoft thu hồi vì lỗi phần cứng
- Siết kiểm tra chất lượng hàng hoá trên trang TMĐT Shopee, lazada, tiki
- Cách tra cứu xe bus điện TP.HCM
- TPHCM: Triển khai 5 nhóm giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp