当前位置:首页 > World Cup > 【ti.so bong da】Mất an toàn thực phẩm: 'Quy trách nhiệm người đứng đầu'

【ti.so bong da】Mất an toàn thực phẩm: 'Quy trách nhiệm người đứng đầu'

2025-01-10 00:07:03 [World Cup] 来源:88Point

Trước đây,ấtantoànthựcphẩmQuytráchnhiệmngườiđứngđầti.so bong da việc trồng rau do Bộ Nông nghiệp quản lý, rau ra thị trường do Bộ Công Thương và chế biến trong nhà hàng thì do Bộ Y tế quản lý.

Bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) là một trong những mối quan tâm chỉ đạo, điều hành của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc sau nhậm chức. Bởi thời gian qua, mặc dù có nhiều cố gắng, nhưng các cơ quan quản lý nhà nước vẫn “chưa làm tròn trách nhiệm với nhân dân, xã hội”, có nhiều trường hợp “đá bóng” trách nhiệm, “cả làng đều vui” vì không ai nhận lỗi.

Hội nghị (27/4) về vấn đề ATVSTP, Thủ tướng nhấn mạnh: Phải làm rõ trách nhiệm cá nhân trong quản lý ATTP. "Nếu chúng ta không quy trách nhiệm người đứng đầu thì khó thành công", Thủ tướng nói.

Việc xảy ra tại xã, tại huyện, tại tỉnh, thì lãnh đạo xã, huyện, tỉnh phải chịu trách nhiệm, tiếp đó là lãnh đạo các ngành phải chịu trách nhiệm.

Nhấn mạnh phải có tổ chức đủ sức để làm việc này, Thủ tướng yêu cầu: Trưởng Ban chỉ đạo ATTP phải do Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố đảm nhiệm”.

Nói về nguyên nhân của “quốc nạn” thực phẩm bẩn đang hoành hành hiện nay, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cũng thừa nhận: Công tác quản lý ở Việt Nam hiện nay kém nhất là hàng nhập lậu.

Bà Tiến kể: Khi bà tới văn phòng gặp trực tiếp Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát, Bộ trưởng Phát có nói: “Trong phòng tôi cũng có 2 bao tải Salbutamol mới bắt được do nhập lậu”. Điều đáng nói là: Rượu giả, nước giải khát giả, lòng lợn giả, chất cấm nhập lậu được phát hiện không phải các cơ quan hải quan mà lại là công an, bộ phận quản lý thị trường.

Các quan chức cùng tìm ra giải pháp tránh “Cả làng đều vui" khi ăn thực phẩm bẩn

Điều này đã cho thấy: Các cơ quan chức năng chưa làm tròn vai cũng như có sự chồng chéo trong việc quản lý hàng hóa trên thị trường.

Một ví dụ khác như Bộ Y tế cho phép nhập không giới hạn Salbutamol bởi nó vốn là hoạt chất sử dụng làm thuốc điều trị cho người từ nhiều năm nay, là thuốc thiết yếu trong y tế, được dùng chủ yếu trong khoa hô hấp với các chỉ định thăm dò chức năng hô hấp, điều trị cơn hen, viêm phế quản mạn tính,...

Nhưng cuối 2014, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn lại đưa Salbutamol vào diện chất cấm vì nguyên liệu Salbutamol có khả năng bị sử dụng sai mục đích trong chăn nuôi gây hại cho người tiêu dùng, từ đó dẫn tới tranh cãi “nảy lửa”: Nên nhập hay nên cấm Salbutamol?!

Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung cũng lý giải: Sở dĩ thực phẩm bẩn tràn lan một phần do Nhà nước không nêu rõ trách nhiệm của từng đơn vị, từng cá nhân, tập thể.

Đơn cử như, việc kiểm soát vận chuyển, lưu thông thực phẩm đã có quy định trong luật. Nhưng những quy định này hiện “nằm” ở nhiều thông tư khác nhau, không ngắn gọn nên dân không thể nắm được.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo đẩy lùi nạn thực phẩm bẩn: Cần quy trách nhiệm cụ thể.

“Nhà nước cần có quy định cụ thể, ví dụ như trong 10 tháng, các hộ sản xuất phải có phương tiện bảo quản thực phẩm, nếu quá thời hạn trên không có thì sẽ không cho bán chẳng hạn” – ông Chung nói.

Về vấn đề “một mâm cơm cả 3 bộ quản lý”, theo ý kiến của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát, cần hiểu một cách rành rẽ theo cách tiếp cận mới là quản lý theo chuỗi sản phẩm, theo Luật An toàn thực phẩm.

Ví dụ, mặt hàng rau thì Bộ NN&PTNT quản lý tất cả các khâu, từ sản xuất, phân phối, đóng gói, hay mặt hàng bia thì do Bộ Công Thương quản lý, chứ không phải như trước kia, việc trồng rau do Bộ NN&PTNT quản lý còn đưa rau ra thị trường thì do Bộ Công Thương quản lý và chế biến trong nhà hàng thì do Bộ Y tế quản lý.  

Về phía địa phương, UBND các cấp chịu trách nhiệm quản lý điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ, thức ăn đường phố, cơ sở kinh doanh, dịch vụ ăn uống, an toàn thực phẩm tại các chợ trên địa bàn. Do đó, như với trường hợp sản phẩm rau nêu trên, nếu được đưa ra chợ thì đã có cơ quan cụ thể chịu trách nhiệm quản lý là chính quyền địa phương.

Bí thư Thành ủy TP. HCM Đinh La Thăng cũng khẳng định: Khi không xác định rõ trách nhiệm thì sẽ không thể đẩy lùi được nạn thực phẩm bẩn bởi “cả làng đều vui, ăn bẩn vẫn vui” vì có chết ai đâu”. 

“Các tỉnh, thành mà quá nửa số quận, huyện vi phạm thì bí thư, chủ tịch chịu trách nhiệm, nhập chất cấm nhiều quá thì bộ quản lý chuyên ngành phải chịu trách nhiệm” – Bí thư Thăng thẳng thắn.

 >> Bí thư Đinh La Thăng: Thực phẩm bẩn tràn lan vì 'cả làng đều vui, ăn bẩn vẫn vui'

Dương Phương Ngọc

 

Người Việt tự đầu độc nhau vì chất cấm trong thực phẩm được 'cho không', 'biếu không'

(责任编辑:Cúp C2)

推荐文章
热点阅读