【bình dương vs hagl】Cục Thuế TP.HCM: Đi đầu trong công tác chống chuyển giá

cuc thue tphcm di dau trong cong tac chong chuyen gia

Tuyên dương các DN nộp thuế tốt cũng là một biện pháp được Cục Thuế TP.HCM áp dụng trong cuộc đấu tranh chống chuyển giá. Ảnh:Nguyễn Huế

TheụcThuếTPHCMĐiđầutrongcôngtácchốngchuyểngiábình dương vs haglo báo cáo của Sở Lao động- Thương Binh &Xã hội TP.HCM, các năm qua có hơn 95 % các cuộc đình công của công nhân các DN FDI có nguyên nhân từ việc các DN trả lương thấp do DN nêu lí do vì hoạt động sản xuất kinh doanh bị lỗ.

Trên 60% DN FDI khai lỗ

Theo số liệu thống kê của Cục Thuế TP.HCM về tình hình kê khai thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) năm 2008 có 56% DN khai lỗ, năm 2009 còn 51% và năm 2010 còn 48%. Thống kê về tình hình kê khai thuế năm 2011, số DN kê khai lãi đã tăng lên, đặc biệt số thuế TNDN trong năm 2011 đã nộp của Cục Thuế TP.HCM trong năm 2011 đã tăng hơn cùng kì 2010 hơn 80% có sự đóng góp rất quan trọng của kết quả của cuộc đấu tranh chống chuyển giá.

Theo Cục Thuế TP.HCM, hiện tượng chuyển giá đã xuất hiện tại TP.HCM khá lâu tuy nhiên còn mang tính đơn lẻ. Từ khi Luật Quản lí thuế ra đời (2007) đã tạo sự thông thoáng, đề cao tính tự chịu trách nhiệm của doanh nghiệp (DN) nên tình trạng chuyển giá đã trở nên phổ biến.

Qua phân tích các số liệu do các DN khai báo, kết nối dữ liệu liên tục trong nhiều năm tại Cục Thuế TP.HCM cho thấy số DN FDI khai báo lỗ trung bình từ năm 2007 đến 2010 chiếm 50%, có năm số lỗ trên 61% trên tổng số DN FDI. Đáng báo động là số lượng DN FDI chỉ chiếm khoảng 3% trên tổng số DN nhưng số tiền DN khai lỗ chiếm 20% trên tổng số tiền các DN khai lỗ. Đặc biệt có những DN liên tục khai lỗ từ 5 đến 10 năm nhưng doanh thu lại tăng lên hằng năm. Có DN doanh thu tăng 10 lần mà vẫn khai lỗ. Đặc biệt là qua báo cáo tài chính năm 2010 có hơn 460 DN FDI khai lỗ lớn hơn số vốn chủ sở hữu.

Qua thanh tra các DN lỗ đều có dấu hiệu chuyển giá trong các quan hệ có giao dịch liên kết. Với các thủ đoạn như: định giá quá cao nguyên vật liệu mua vào, định giá quá thấp đối với hàng hoá bán ra trong các giao dịch liên kết nhằm chuyển thu nhập và lợi nhuận từ nước có thuế cao sang nước có thuế suất TNDN thấp là cách các DN FDI đang thực hiện để tránh thuế.

Một số DN FDI nhập khẩu nguyên liệu máy móc đầu vào từ công ty mẹ ở mức giá cao, sau đó bán hàng hoá sản xuất tại Việt nam cho công ty mẹ với giá thấp. Với cách làm này các DN FDI tránh phải nộp thuế TNDN tại Việt Nam. Một số DN FDI kê khai tăng giá nhập khẩu nguyên liệu máy móc thiết bị từ công ty mẹ ở nước ngoài, khi bán sang phẩm ra với giá thấp cũng làm cho mức nhập siêu tăng lên.

Ông Nguyễn Trọng Hạnh, Phó Cục Trưởng Cục Thuế TP.HCM cho biết, có hai luồng chuyển giá dàn xếp chủ yếu: đối với các DN FDI sản xuất ra hàng hoá dịch vụ để tiêu thụ tại Việt Nam, các DN này dùng mọi thủ thuật để tăng chi phí đầu vào như thiết bị, nguyên liệu, bản quyền, quảng cáo, định mức tiêu hao… Đối với các DN FDI sản xuất hàng hoá dịch vụ xuất khẩu sử dụng cả ở đầu vào và đầu ra (hạ giá bán hoặc kí hợp đồng gia công giá .

Tăng cường công tác chống chuyển giá

Trước tình trạng chuyển giá phổ biến của các DN FDI trên địa bàn, ngoài việc tăng cường công tác quản lí đối tượng nộp thuế thông qua việc triển khai thực hiện Thông tư 66/2010/TT-BTC ngày 22-4-2010 của Bộ Tài chính từ năm 2008 đến nay, Cục Thuế TP.HCM còn áp dụng nhiều biện pháp như thành lập tổ nghiên cứu phân tích dữ liệu, kịp thời phát hiện vấn đề mới, nghiên cứu đề xuất biện pháp thực hiện.

Tổ chức kiểm đếm, nhập toàn bộ dữ liệu liên quan của DN từ đó phân loại DN theo từng vùng lãnh thổ, từng ngành. Xây dựng những tiêu thức xếp điểm rủi ro ứng dụng các chương trình hỗ trợ để phân loại rủi ro qua từng loại tờ khai.

Qua các tờ khai thuế GTGT, TNDN, quyết toán năm và báo cáo tài chính để đánh giá hoạt động của DN. Đề xuất áp dụng các biện pháp quản lí phù hợp như đề nghị khen thưởng các DN tốt, mời làm việc trực tiếp với các DN khai lỗ liên tục nhiều năm. Thông báo yêu cầu DN giải trình về tính trạng lỗ, giải trình những giao dịch liên kết. Tổ chức thanh tra, kiểm tra một số DN không giải trình hoặc giải trình không có cơ sở hợp lí. Chọn lựa một số hồ sơ có dấu hiệu vi phạm pháp luật chuyển sang cơ quan công an điều tra…

Đặc biệt, trong năm 2010, Cục Thuế đã thực hiện chuyên đề thanh tra các DN kê khai lỗ nhiều năm liên tục, qua thanh tra 90 DN kết quả tổng số giảm lỗ là 1.637 tỷ đồng, truy thu và phạt số tiền 360,9 tỉ đồng. Bình quân số giảm lỗ trên 1 hồ sơ thanh tra là 18,1 tỷ đồng, truy thu và phạt 4 tỉ đồng/ hồ sơ, tăng 210% về số hồ sơ, 171% về số giảm lỗ và truy thu so với cùng kì 2009.

Năm 2011, kiểm tra thanh tra đã truy thu và phạt 1049 tỉ đồng cắt giảm lỗ hơn 1.784 tỉ đồng, giảm khấu trừ thuế GTGT 72 tỉ đồng.

Theo số liệu thống kê của Cục Thuế TP.HCM về tình hình kê khai thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) năm 2008 có 56% DN khai lỗ, năm 2009 còn 51% và năm 2010 còn 48%. Thống kê về tình hình kê khai thuế năm 2011, số DN kê khai lãi đã tăng lên, đặc biệt số thuế TNDN trong năm 2011 đã nộp của Cục Thuế TP.HCM trong năm 2011 đã tăng hơn cùng kì 2010 hơn 80% có sự đóng góp rất quan trọng của kết quả của cuộc đấu tranh chống chuyển giá.

Theo đánh giá ban đầu của Cục Thuế TP.HCM đã có hơn 50% số DN kê khai lỗ nhiều năm đã bắt đầu khai lãi, số DN khai lãi thấp có chiều hướng khai tỉ lệ lãi tăng lên. Hầu hết các DN được cơ quan Thuế mời lên làm việc trực tiếp, đại diện của DN đều nhận lỗi và cam kết sẽ đưa DN làm ăn có lời.

Theo ông Nguyễn Trọng Hạnh, hoạt động chuyển giá ngày càng diễn biến phức tạp và không còn dừng lại ở các DN FDI trong khi ngành Thuế chưa có nhiều kinh nghiệm. Bên cạnh đó những chế định pháp luật còn nhiều vướng mắc, chưa đồng bộ, chế tài xử phạt chưa đủ sức răn đe, chưa có bộ máy chuyên trách, công tác tuyên truyền tạo dư luận lên án hành vi gian lận thuế cũng còn hạn chế

Để có thể làm tốt công tác chống chuyển giá, ông Nguyễn Trọng Hạnh cho rằng, trước mắt Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế nghiên cứu xây dựng các quy trình và bộ máy chuyên trách thực hiên chống chuyển giá để chỉ đạo, hướng dẫn và hỗ trợ cho các đơn vị thuế địa phương. Đặc biệt cần đề ra chế tài xử phạt đối với các DN gian lận lập tức tước quyền được hoàn thuế GTGT thời gian đầu nên thu một tỉ lệ chi phí xã hội trên doanh thu…

Về lâu dài Nhà nước cần tổ chức khảo sát nghiên cứu hiện tượng này trên phạm vi cả nước mở rộng ra nhiều thành phần kinh tế, nhiều hình thức chuyển giá. Đồng thời thông qua phối hợp công tác ngoại giao tăng cường trao đổi kinh nghiệm với các nước trên thế giới để sớm luật hoá công tác chống chuyển giá…/.

Nguyễn Huế

Ngoại Hạng Anh
上一篇:Bước ngoặt lịch sử ở cơ quan điều hành hệ thống điện
下一篇:Mẫu iPhone màn hình cong có thể sẽ xuất hiện trong năm tới