【bd đức】Khá lên nhờ chuyển đổi cây trồng, vật nuôi phù hợp
Gặp lão nông Nguyễn Văn Công (Năm Công) mới đây,ờchuyểnđổicytrồngvậtnuiphhợbd đức ông tự tin khẳng định, từ ngày chuyển đổi đất trồng mía, vườn kém hiệu quả sang các loại cây trồng khác, mỗi năm sau khi trừ chi phí, gia đình luôn có thu nhập trên tỉ đồng.
Mà đâu phải chỉ có ông chuyển đổi hiệu quả như vậy.
Lão nông Năm Công (giữa) bên đàn lươn của mình.
Khá giả thấy rõ
Gia đình ông Năm Công, ở ấp Quyết Thắng A, xã Hiệp Hưng, huyện Phụng Hiệp. Ông kể những năm cây mía cao giá, gia đình có 3,5ha đất toàn mía; thu hoạch, sau khi trừ chi phí ông lời 200 triệu đồng/năm. Tuy nhiên đó chưa hẳn là… đỉnh cao của lợi nhuận khi kinh nghiệm mách bảo ông rằng thị trường nông sản sẽ có những thay đổi.
Với phần đất trên, ông mạnh dạn chuyển sang trồng 10 công cam. Vài năm sau, toàn bộ diện tích đất nhà được chuyển hết sang trồng cam, sầu riêng, chanh bông tím; tận dụng đất quanh nhà ông còn nuôi 12 bể lươn (2 x 3,5m/bể). Những năm người ta thấy nhiều liếp mía trổ cờ trắng rẫy chờ “mua vớt” thì vườn cây nhà Năm Công đã đơm trái xum xuê…
Ông khoe hồi tết tới giờ bán được 650 triệu đồng tiền cam, còn ngoài vườn 80 tấn cam chưa bán. Thu nhập năm rồi trên tỉ đồng, năm nay cũng cầm chắc bạc tỉ.
Ông Năm khẳng định như vậy là có cơ sở vì đàn lươn thịt trong 12 bể hôm 23-3 ông bán hơn 200 triệu đồng, còn khoảng 3 tấn nữa đang chờ giá cao sẽ xuất chuồng; năm nay cầm chắc 500 triệu đồng từ bán lươn.
Lão nông Nguyễn Văn Công được đánh giá cao trong tiên phong, chuyển đổi hiệu quả đất trồng mía, vườn kém hiệu quả sang các loại cây trồng khác. Từ năm 2014 đến nay, năm nào ông cũng được nhận giấy khen của xã, huyện biểu dương về thành tích trồng trọt giỏi…
Còn anh Phan Quốc Tùng, ở ấp Phú Xuân, xã Thạnh Hòa, khiêm tốn hơn nhưng cũng tiêu biểu khi chuyển đổi thành công đất kém hiệu quả sang trồng chanh không hạt.
Anh Tùng kể, nhà có 3ha đất gồm 1ha vườn và 2ha lúa, trước đây 10 công vườn trồng quýt nhưng bị vàng bạc nên anh chán, bỏ phế chúng.
Với suy nghĩ mình không phụ đất thì đất cũng không phụ mình nên anh chủ động học hỏi nhiều nơi, được ấp, xã động viên, hỗ trợ, vậy là anh chuyển sang trồng 300 gốc chanh không hạt trên 1ha đất.
Khi những giọt mồ hôi của anh Tùng đủ đong đầy trên mảnh đất ấy thì chanh cho… quả ngọt. “Trước khi dịch Covid-19 xảy ra, có lúc tôi bán mỗi ký chanh được 80.000 đồng, mỗi năm thu về 80-120 triệu đồng; nay thì thấp hơn, khoảng 18.000 đồng/kg, mỗi tháng lái tới cân tại chỗ 2 đợt, trung bình 2 năm qua thu về 40 triệu đồng/năm từ chanh”, anh Tùng thông tin.
Như thế là quý lắm khi mà trước đây 10 công đất lúc quýt bệnh chẳng có thu nhập gì. Bây giờ gia đình (4 người) anh Tùng khá hơn nhiều, tính tổng thu nhập từ 20 công lúa nữa thì cũng thuộc diện áo ấm cơm no.
Tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi
Thực hiện Nghị quyết số 04 ngày 19-4-2017 về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi gắn với xây dựng mô hình phát triển bền vững, giai đoạn 2017-2020, huyện Phụng Hiệp đã chỉ đạo, nhận được sự hưởng ứng tích cực của các cấp, các ngành, nông dân huyện nhà trong chuyển đổi cây trồng trên nền đất trồng mía, vườn tạp kém hiệu quả sang các loại cây trồng khác.
Theo thống kê, đến nay diện tích chuyển đổi đạt trên 2.617ha, cụ thể là chuyển sang trồng chanh không hạt, bưởi da xanh, dừa, xoài, sầu riêng, khóm MD2, sương sáo... Từ đó, sản xuất nông nghiệp những năm qua đạt kết quả hết sức phấn khởi, chuyển dịch cơ cấu ngành theo hướng tích cực. Giá trị sản xuất (theo giá so sánh 2010) đạt 3.721 tỉ đồng. Trong đó, trồng trọt và lâm nghiệp chiếm tỷ trọng 66,64%... Giá trị sản xuất trên 1ha đất nông nghiệp đạt 133,5 triệu đồng/năm, lợi nhuận bình quân 50 triệu đồng/năm, trong đó có 1.018 mô hình lợi nhuận từ 50-500 triệu đồng.
Nông dân huyện nhà cũng rất chủ động ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, nâng cao giá trị sản phẩm; sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững, việc ứng dụng kỹ thuật mang lại hiệu quả rất cao, giảm được chi phí đầu sản xuất, giảm thất thoát sau thu hoạch, sản xuất an toàn, bền vững; một số sản phẩm được cấp chứng nhận sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp và xuất khẩu.
Gắn với chuyển đổi là sự chủ động của huyện trong tạo điều kiện thuận lợi, mời gọi doanh nghiệp để bao tiêu, tiêu thụ nông sản cho người dân. Trong đó, lúa có 12 công ty, doanh nghiệp, hợp tác xã, đại lý ký kết bao tiêu, tiêu thụ sản phẩm, diện tích bao tiêu 2.539ha/19.000ha, đạt 13% diện tích đất sản xuất/vụ. Chanh không hạt, mãng cầu xiêm, khóm MD2… cũng được nhiều công ty, hợp tác xã trong và ngoài tỉnh ký hợp đồng bao tiêu, tiêu thụ…
Huyện Phụng Hiệp xác định, trong những năm tới sẽ tiếp tục đẩy mạnh thực hiện mô hình chuyển đổi đất trồng lúa, mía, vườn tạp kém hiệu quả sang cây trồng khác có thu nhập cao hơn.
Địa phương sẽ quy hoạch phân vùng sản xuất các loại cây trồng, vật nuôi chủ lực trên địa bàn. Chú trọng xây dựng mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, an toàn, hữu cơ, có sức cạnh tranh cao, thân thiện với môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu, đáp ứng yêu cầu phát triển của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, nâng cao thu nhập cho nông dân.
Cùng với đó là hình thành chuỗi giá trị sản xuất, lấy chất lượng, mẫu mã, khả năng cạnh tranh của sản phẩm làm mục tiêu phát triển. Phát huy tối đa tiềm năng sẵn có, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, hợp tác xã thực hiện những giải pháp mang tính đột phá, khuyến khích phát triển sản phẩm OCOP thành một phong trào lan rộng ở nông thôn. Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp khi có nhu cầu xây dựng xí nghiệp, nhà máy chế biến trên địa bàn; đồng thời cho các doanh nghiệp đầu tư, bao tiêu, tiêu thụ nông sản, vùng nguyên liệu ổn định đáp ứng yêu cầu của họ…
Chứng nhận sản phẩm nông sản GlobalGAP ở huyện có khóm MD2 (30ha); chanh không hạt (40,5ha) của Hợp tác xã Phó Đường; dưa lưới (2ha) của Hợp tác xã Dưa Lưới Thuận Phát. Chứng nhận sản phẩm nông sản VietGAP có mãng cầu xiêm (20ha) của Hợp tác xã Nông nghiệp Mãng cầu xiêm; lúa (50ha) tại Hợp tác xã Thạnh Mỹ B; cá thác lác có 19ha… |
Bài, ảnh: TRÍ THỨC
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- Cần hiểu đúng, phản ánh đúng và công bằng về nhiệt điện than
- Không chữa thì tính mạng cũng mất, mắt không còn
- Sắp cưới rồi mà cô ấy còn tránh 'chuyện ấy'
- Vợ liệt, con dị tật, làm thế nào mới được hưởng trợ cấp khuyết tật?
- (INFOGRAPHICS) Đối tượng áp dụng chính sách, chế độ trong sắp xếp tổ chức bộ máy
- Mùa thu về rồi đấy
- “Thiếu thốn”, vợ tôi đi kiếm thêm ở ngoài
- Giấc mơ ánh sáng của cô bé nghèo 3 tuổi
- Giá cao su, đường biến động ra sao giai đoạn đầu năm 2025?
- Bệnh nhân nghèo giúp bệnh nhân nghèo
- Quà Tết bạn đọc VietNamNet đến với người nghèo
- Ba chị em mồ côi khẩn cầu xin cứu em bệnh hiểm nghèo
- Bắt nghi phạm dùng súng cướp ngân hàng ở Tiền Giang
- Việt kiều ủng hộ người nghèo bị 'rút ruột'
- Thời tiết hôm nay 11/11: Bão Yinxing đổi hướng về Hoàng Sa, miền Trung sắp mưa lớn
- Lời kêu cứu của chàng trai mồ côi, tàn phế sau tai nạn
- Nhà đang ở, bất ngờ bị đòi thừa kế
- Tôi không thể không xiêu lòng trước anh trưởng phòng đã có vợ
- 4 mẹ con tử vong ở Khánh Hòa: Người chồng không muốn tiếp xúc với ai
- Thuyền yêu!