发布时间:2025-01-10 20:00:01 来源:88Point 作者:Cúp C2
Nhiều phụ huynh có con em học tại trường tiểu học và trung học cơ sở Khương Thượng - Đống Đa (Hà Nội) phản ánh,ẹothuốclábakhôngbủavâytrườnghọxem bóng đá trực tuyến trực tiếp con em họ rất thích ăn một loại kẹo được những người bán gọi là “kẹo C”. Loại kẹo này có giá chỉ 2.000 đồng nhưng điều quan trọng là không biết loại kẹo này được sản xuất từ đâu, chất lượng ra sao, nguyên liệu thế nào và vì sao trên nhãn mác lại có 2 tên gọi khác nhau, người bán lại gọi một tên khác.
Qua tìm hiểu của PV Chất lượng Việt Nam, tại cổng trường các trường tiểu học Khương Thượng, Khương Trung, Định Công, Thanh Công… ở Hà Nội, loại “kẹo C” – theo cách gọi của người bán lẻ, bày bán tràn lan và có giá rất rẻ. Xem xét trên bao bì sản phẩm, hộp kẹo không có địa chỉ nơi sản xuất, ghi lẫn tiếng Trung Quốc và tiếng Anh. Cùng mặt trước của bao bì hộp kẹo, có tới 2 tên gọi sản phẩm khác nhau. Một dòng ghi là “kẹo Lạc Đà”, một dòng khác lại ghi “kẹo Thuốc lá”.
Theo một người bán quà vặt phía đối diện cổng trường tiểu học Khương Thượng, loại kẹo này được lấy từ một mối hàng cung cấp sẵn. Thường 2 ngày mối đổ hàng lại mang đến gửi bán. Giá gốc của loại kẹo này không biết là bao nhiêu nhưng nếu bán được với giá 2.000 đồng, người bán sẽ được chiết khấu 1.000 đồng.
Vào giờ tan học hoặc giờ nghỉ trưa, các em học sinh vây kín các điểm bán quà vặt mà “kẹo C” – “kẹo thuốc lá” là món khoái khẩu của trẻ, được lựa chọn mua nhiều.
“Trẻ thường được bố mẹ cho tiền mua quà vặt như bim bim, kẹo mút… nhưng không phải cháu nào cũng thích ăn bim bim và kẹo mút nên kẹo C thường được trẻ dùng”, cô Minh bán hàng phía đối diện trường Định Công cho biết.
Khi được PVhỏi, em nhỏ tên Nguyễn Anh, học sinh lớp 4 trường tiểu học Khương Đình cho biết, cháu và các bạn gọi đây là kẹo chứ không phải thuốc lá. Khi ăn có vị chua chua, ngọt ngọt nên hầu hết các bạn trong lớp, sau giờ học đều mua.
Bé Nguyễn H. Anh trường Tiểu học Định Công cho biết, nhìn giống thuốc lá nhưng cả bạn gái và bạn trai đều thích ăn.
Trên thực tế, quà vặt không rõ nguồn gốc xuất xứ như nhãn mác, nguồn gốc hàng, chất lượng hàng ra sao… đã bán tràn lan từ lâu trước cổng các trường học. Việc kiểm soát cũng đã được cơ quan quản lý thị trường, vệ sinh an toàn thực phẩm tăng cường nhưng đến nay vẫn chưa “triệt” được tận gốc.
Điển hình là thời gian gần đây, sản phẩm bình xịt coca mini đã làm “sốc” không chỉ với phụ huynh học sinh và cả với cơ quan chức năng vì nhãn mác, chất lượng sản phẩm chưa được cơ quan, doanh nghiệp nào công bố nhưng trẻ em vẫn vô tư dùng.
Với sản phẩm kẹo thuốc lá – kẹo C… cũng tồn tại vấn đề nhãn mác, chất lượng sản phẩm không đảm bảo khi cả người bán và người dùng không biết nên gọi sản phẩm đó là gì. Điều này đặt ra một câu hỏi lớn cho cơ quan chức năng là vì sao hết lần này tới lần khác, nhiều thông tin phản ánh từ người tiêu dùng và báo giới về hiện tượng sản phẩm quà vặt cho trẻ em như vậy nhưng đến nay vẫn không xử lý được tận gốc hiện tượng. Thậm chí, xu hướng quà vặt cho trẻ, đặc biệt là các sản phẩm nhập ngoại, trong đó đa phần là sản phẩm từ Trung Quốc, không nhãn mác, không nguồn gốc xuất xứ, không có cơ quan nào chịu trách nhiệm về sản phẩm, tên gọi sản phẩm không rõ ràng… vẫn tràn lan và không an toàn khi dùng.
Bảo Hân
相关文章
随便看看