当前位置:首页 > Thể thao

【soi kèo giải úc】Nghệ thuật 'chiêu hiền đãi sĩ' của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Từ quan điểm “Hiền tài là nguyên khí quốc gia”

Ngay trong những năm đầu của chính quyền mới sau Cách mạng tháng Tám năm 1945,ệthuậtchiêuhiềnđãisĩcủaChủtịchHồChísoi kèo giải úc Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã rất coi trọng và thực thi nhiều biện pháp để tập hợp, sử dụng nhân sĩ, trí thức, nhân tài, tăng cường khối đoàn kết toàn dân, hòa hợp dân tộc phục vụ cho sự nghiệp kháng chiến và kiến quốc.

Tự tay Người đã viết những văn kiện có ý nghĩa như "chiếu cầu hiền tài" đầu tiên của chính quyền cách mạng. Đó là bài "Nhân tài và kiến quốc” viết ngày 14/11/1945 đăng trên Báo Cứu quốc. Trong đó, Người khẳng định yếu tố quan trọng nhất để giữ vững nền độc lập là kiến quốc mà “Kiến thiết cần có nhân tài”.

Người tha thiết kêu gọi “đồng bào ta ai có tài năng và sáng kiến về những công việc đó, lại sẵn lòng hăng hái giúp ích nước nhà thì xin gửi kế hoạch rõ ràng cho chính phủ”.

Chủ tịch Hồ Chí Minh và kỹ sư Trần Đại Nghĩa vào năm 1960 (Ảnh tư liệu)

Một năm sau đó, tháng 11/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bài "Tìm người tài đức". Trên cương vị là người đứng đầu Chính phủ, để tỏ rõ quyết tâm của chính quyền cách mạng trọng dụng nhân tài, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ thị cho các địa phương phải lập tức điều tra nơi nào có người tài đức và phải báo cáo đầy đủ, rõ ràng lên chính phủ tên, tuổi, nghề nghiệp, tài năng, chỗ ở, nguyện vọng của người đó.

Với phương pháp đơn giản nhưng cũng đầy sáng tạo, thông qua việc công khai kêu gọi trước toàn dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khơi gợi lên ý thức tự tôn, lòng tự hào dân tộc và tinh thần trách nhiệm của mỗi cá nhân, đặc biệt là mỗi trí thức, mỗi người tài, làm bùng lên khát khao cống hiến cho nước nhà.

Tiếp đó, hàng loạt bức thư, bài báo, bài nói chuyện của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong thời kỳ này như: Thư gửi đồng bào toàn quốc nhân dịp “Tuần lễ vàng”, Thư gửi các giới công thương Việt Nam, Thư gửi đồng bào công giáo, Hoa – Việt thân thiện,... đều thể hiện sự coi trọng việc tập hợp, sử dụng nhân sĩ, trí thức, nhân tài, tăng cường khối đoàn kết toàn dân, hòa hợp dân tộc phục vụ cho sự nghiệp kháng chiến và kiến quốc.

Cử nhiều quan chức của chính quyền cũ tham gia chính quyền mới

Không dừng ở lời kêu gọi mà trong ứng xử hằng ngày, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn trân trọng mọi người có tài có đức. Bác đã chinh phục nhân tâm bằng chính trái tim yêu thương con người, từ tri thức cá nhân, từ phong cách ứng xử đượm chất nhân văn của mình.

Phương pháp dụng nhân mà Người luôn thực hiện nhất quán đó là: "Người đời ai cũng có chỗ hay chỗ dở. Ta phải dùng chỗ hay của người để giúp người sửa chữa chỗ dở. Dùng người như dùng gỗ. Người thợ khéo thì gỗ to, nhỏ, thẳng, cong đều tùy chỗ mà dùng được”.

Và thực tế, sự hồi sinh của đất nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa những ngày đầu giành độc lập sau hàng thế kỷ bị nô lệ là một bằng chứng sống động về tài “chiêu hiền đãi sĩ” của Người.

Không hề định kiến quá khứ, Chủ tịch Hồ Chí Minh tìm đến từng con người cụ thể, với ai cũng thử thuyết phục và dám dùng, kể cả lớp quan lại cũ, “miễn là không phản lại quyền lợi dân chúng, không là Việt gian, thân Pháp, thân Nhật, có lòng trung thành với Tổ quốc”, tất cả nhằm đạt mục đích cuối cùng phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết, có lợi cho sự nghiệp chung.

Ngày 10/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 23 cử nhiều quan chức của chính quyền cũ tham gia chính quyền mới, tạo điều kiện cho họ đóng góp vào sự nghiệp chung của dân tộc.

Người tuyên bố: “Chính phủ Cộng hòa ta cũng tỏ ra một độ lượng, không để tâm moi ra những tội cũ đem ra làm án mới làm gì”. Trong hoàn cảnh lịch sử lúc đó, tư tưởng này đã thu phục được rất nhiều “nhân tâm”, có sức mạnh kiềm chế kẻ thù, giảm thiểu được khả năng đối đầu, trì hoãn những xung đột bất lợi, bảo vệ những thành quả đầu tiên của cách mạng...

Bác Hồ gặp gỡ Hoàng thân Xuphanuvong và cựu hoàng Bảo Đại vào tháng 9/1945. (Ảnh tư liệu)

Cũng trong Sắc lệnh 23 này, cựu hoàng Bảo Đại, người vừa mới tuyên bố thoái vị, giao nộp ấn kiếm của nhà vua cho Chính phủ lâm thời, được cử làm cố vấn Chính phủ với cái tên của người công dân: Vĩnh Thuỵ.

Ông Vũ Kỳ, thư ký của Bác kể: “Bác dặn tôi, nhớ đừng để ông Vĩnh Thụy thiếu thốn. Chúng mình quen chịu khổ, thiếu không sao, chứ ông ấy thiếu thì khổ lắm đấy... Lôi kéo được ông ta về phía mình là tốt lắm. Để bọn khác lợi dụng ông ta là lắm chuyện phiền. Ông ta hiện giờ rất có ích cho cách mạng...”.

Chí thành, năng động, tấm lòng thành của cụ Hồ làm đá cũng phải chuyển, huống là tôi”, đó là câu nói chân thành, xúc động của cụ Huỳnh Thúc Kháng khi gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Cho nên ngày 2/3/1946 tại buổi họp đầu tiên của Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, cụ Huỳnh Thúc Kháng đứng cạnh Hồ Chủ tịch với tư cách Bộ trưởng Bộ Nội vụ.

Tùy tài mà dùng người

Giáo sư Hoàng Minh Giám, nguyên là Đổng lý Văn phòng Bộ Nội vụ sau Cách mạng tháng 8/1945, Thứ trưởng Bộ Nội vụ từ tháng 3/1946, trợ thủ đắc lực của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong các hoạt động ngoại giao thực hiện sách lược "hòa để tiến" với Pháp thời kỳ 1946-1947, cũng kể lại: "Lúc cuộc kháng chiến chống Pháp vừa bùng nổ, Bác không quên cử đồng chí Phan Mỹ phụ trách Văn phòng Phủ Chủ tịch về tận quê đón cụ Phan Kế Toại, khâm sai đại thần cũ, mời ra làm việc. Cụ Phan mừng lắm, đã đi theo kháng chiến".

Hưởng ứng lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chính phủ mới, nhiều trí thức, nhân tài là người Việt Nam đang sinh sống và làm việc ở nước ngoài đã tự nguyện rời bỏ cuộc sống nơi phồn hoa, trở về Tổ quốc tham gia kháng chiến kiến quốc đầy gian khổ, thiếu thốn.

Trong đó phải kể đến những tên tuổi: Hoàng Minh Giám, Vũ Ðình Tụng, Tạ Quang Bửu, Phan Anh, Phạm Quang Lễ (tức Trần Ðại Nghĩa), Trần Hữu Tước, Lương Ðịnh Của, Nguyễn Văn Huyên, Nghiêm Xuân Yêm, Nguyễn Xiển, Nguyễn Hữu Thọ, Huỳnh Tấn Phát, Phạm Ngọc Thạch, Ðặng Văn Ngữ, Trịnh Ðình Thảo, Trần Đức Thảo, Ngụy Như Kon Tum...

Thu hút, kêu gọi được nhân tài đứng ra giúp nước đã khó, làm thế nào để phát huy tốt nhất năng lực của họ còn khó hơn. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, sử dụng nhân tài phải biết “tùy tài mà dùng người”, phải dùng đúng người, đúng việc, đúng năng lực sở trường của họ, như vậy sẽ thành công.

Người giải thích: “dùng nhân tài cần phải hợp lý, chớ "dùng thợ mộc làm nghề thợ rèn", “thợ rèn thì bảo đi đóng tủ, thợ mộc thì bảo đi rèn dao. Thành thử hai người đều lúng túng. Nếu biết tùy tài mà dùng người, thì hai người đều thành công”.

Bởi vậy, sau chuyến thăm nước Pháp mùa hè năm 1946, trong số nhiều trí thức trẻ Việt Kiều háo hức, thiết tha muốn được theo Bác trở về phụng sự Tổ quốc, Bác đã chọn một bác sĩ biết tổ chức chăm lo sức khỏe cho dân và 3 kỹ sư có thể khai khoáng, luyện kim và chế tạo ra bom đạn, do điều kiện lúc đó và tính đến yêu cầu của cuộc kháng chiến sắp bùng nổ.

Đáp lại lòng tin của Người, kỹ sư cơ khí Phạm Quang Lễ (sau là Thiếu tướng, Giáo sư, Viện sĩ Trần Đại Nghĩa), kỹ sư Đúc - Luyện kim Võ Quý Huân, bác sỹ Trần Hữu Tước, kỹ sư Mỏ Võ Đình Quỳnh. Bốn nhân tài đất Việt thành danh ở Pháp đã theo Bác về nước và trọn đời phụng sự cho sự nghiệp cách mạng của nước nhà.

Bên cạnh đó, hàng loạt trí thức còn rất trẻ nhưng có tài năng cũng được Chủ tịch Hồ Chí Minh trọng dụng, giao trọng trách từ rất sớm như Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp, Trần Văn Giàu, Đặng Thai Mai...

Đây là những người không chỉ có tinh thần yêu nước mà còn có trình độ, hiểu biết, thông thạo nhiều vấn đề. Nhờ vào tài trí của họ, sự nghiệp cách mạng nước ta đã giành được những thắng lợi to lớn trong công cuộc chống ngoại xâm, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

分享到: