Hiện nay,ệuquảcngtchagiảicơsởkqbong da truc tuyen với 531 tổ hòa giải cơ sở với trên 3.076 hòa giải viên đang hoạt động, công tác hòa giải cơ sở đang ngày càng phát huy tích cực vai trò, tác dụng của mình trong việc góp phần giải quyết nhanh những mâu thuẫn phát sinh, hạn chế khiếu nại tố cáo, giữ bình yên xóm, làng. Thành viên tổ hòa giải tại ấp Đông Phú, xã Đông Phước, luôn tích cực nghiên cứu các văn bản pháp luật để nâng cao hiệu quả công tác hòa giải tại địa phương. Với trên 10 năm tham gia công tác hòa giải ở cơ sở, ông Lê Quang Đỉnh, Trưởng ấp Đông Phú, xã Đông Phước, huyện Châu Thành, cùng với các thành viên trong tổ hòa giải ấp đã kịp thời giải quyết nhiều vụ tranh chấp, mâu thuẫn của người dân trong ấp. Ở các vùng nông thôn, mâu thuẫn chủ yếu xuất phát từ những tranh chấp nhỏ như ranh đất, cây trồng, tiền hụi, hay các tranh chấp trong gia đình, tình cảm vợ chồng… Khi nhận được đơn, ông Đỉnh cùng các thành viên trong tổ hòa giải của ấp đều dành thời gian bàn bạc, xác minh, tìm hiểu nguyên nhân, từ đó tìm ra cách xử lý phù hợp cho từng vụ việc. Ông Đỉnh chia sẻ: “Hòa giải không chỉ để giải quyết mâu thuẫn của bà con, mà còn phải giúp bà con hàn gắn tình làng nghĩa xóm, tình cảm gia đình. Người làm công tác hòa giải phải có cái tâm, trách nhiệm với xóm làng thì mới có thể gắn bó được”. Ông Đỉnh cũng cho biết, mỗi khi xóm, làng có mâu thuẫn phát sinh, các thành viên trong tổ hòa giải lại gặp gỡ các bên tìm hiểu sự việc, khéo léo tác động từng người và tìm những người có uy tín trong gia đình để khuyên giải, vận dụng cái lý cái tình, phân tích cái đúng cái sai để cho mọi người thấy rõ. Nếu căng thẳng quá thì vận dụng đến pháp luật. Theo nhiều người làm công tác hòa giải ở cơ sở, với vai trò “trọng tài” trong giải quyết các mâu thuẫn, việc phân xử đụng chạm đến quyền lợi các bên là không thể tránh khỏi, do vậy trong nhiều vụ việc, người làm công tác hòa giải phải chịu “lời qua tiếng lại” giữa cả hai bên. Nhưng rồi, những vụ việc hòa giải được giải quyết thành công, xóm ấp được bình yên, đã khiến những người làm công tác hòa giải quên đi những khó khăn mà vững tâm tiếp tục công việc hòa giải của mình. Anh Trần Văn Phục, ở ấp Đông Lợi B, xã Đông Phước, huyện Châu Thành, bộc bạch: “Niềm vui của những người làm công tác hòa giải là giữ được bình yên, hòa thuận trong xóm, ấp của mình. Nhiều vụ việc chỉ vì một cái cây trên ranh đất mà xóm giềng cả chục năm bất hòa với nhau, người làm công tác hòa giải phải vận dụng nhiều biện pháp, dùng lý lẽ để thuyết phục bà con, làm cho bà con nhận thấy được việc mình làm là đúng hay sai, dung hòa lợi ích của đôi bên để từ đó mới giải quyết được tranh chấp”. Nói về hiệu quả của việc hòa giải tại cơ sở, anh Nguyễn Thanh Nguyên, cán bộ tư pháp xã Đông Phước, huyện Châu Thành, chia sẻ: “Nhiều vụ việc tưởng chừng rất phức tạp nếu áp dụng các quy định của pháp luật, nhưng nhờ công tác hòa giải, vận động tại địa phương, rất nhiều vụ tranh chấp đã được giải quyết. Thời gian qua, số lượng các vụ tranh chấp phải chuyển qua tòa án chiếm tỷ lệ rất ít, thành công này một phần là nhờ những tổ hòa giải tại cơ sở làm tốt công tác hòa giải của mình”. Theo ông Nguyễn Quốc Lai, Trưởng phòng Phổ biến, giáo dục pháp luật, Sở Tư pháp, hàng năm, Sở Tư pháp đều tổ chức tập huấn nghiệp vụ và kỹ năng hòa giải cho đội ngũ hòa giải viên tại cơ sở, kiện toàn hoạt động và tổ chức của các tổ hòa giải tại địa phương. Trong thời gian tới, đơn vị tăng cường phối hợp chặt chẽ với các hội, đoàn thể tại địa phương để nâng cao hơn nữa hoạt động hòa giải cơ sở, qua đó góp phần hạn chế khiếu nại, khiếu kiện. Đồng thời, thông qua công tác hòa giải để phổ biến pháp luật đến với người dân. Có thể thấy, hòa giải ở cơ sở là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta, mang đậm tính nhân văn, hoạt động vì mọi người trên cơ sở tình người. Mục đích chính của công tác hòa giải ở cơ sở nhằm giữ vững tình làng nghĩa xóm, tình đoàn kết tương thân tương ái trong cộng đồng, vun đắp sự hòa thuận, hạnh phúc cho từng gia đình trong xóm, ấp. Thời gian qua, công tác hòa giải ở cơ sở đã đạt được nhiều kết quả tích cực, qua đó góp phần giữ vững an ninh, trật tự an toàn xã hội, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho người dân tại địa phương.
Bài, ảnh: ĐÌNH BẢO |