【brighton vs nottingham】10 giải pháp phát triển lành mạnh thị trường trái phiếu doanh nghiệp
Liên quan đến thị trường trái phiếu doanh nghiệp (DN),ảipháppháttriểnlànhmạnhthịtrườngtráiphiếudoanhnghiệbrighton vs nottingham ngày 19/4, Báo Người Lao động đã tổ chức buổi tọa đàm với chủ đề: "Phát triển bền vững thị trường trái phiếu doanh nghiệp", nhằm tạo điều kiện để cơ quan quản lý, chuyên gia, hiệp hội, DN… trao đổi, hiến kế giải pháp góp phần đưa thị trường trái phiếu DN phát triển lành mạnh, trở thành kênh huy động vốn hiệu quả.
Các chuyên gia nhìn nhận, thị trường trái phiếu DN của Việt Nam còn non trẻ, quy mô chưa lớn, chưa có nhiều kinh nghiệm so với nhiều quốc gia khác. Do vậy, chắc chắn sẽ có kẽ hở. Nhận diện được kẽ hở sẽ góp phần giúp các cơ quan chức năng vào cuộc mạnh mẽ hơn để tương lai có thị trường trái phiếu DN lành mạnh, công khai, minh bạch.
Tại buổi tọa đàm, các chuyên gia kinh tế, tài chính; đại diện Ngân hàng Nhà nước, hiệp hội, DN với 19 ý kiến đóng góp đã nêu những tồn tại, phát sinh của thị trường trái phiếu thời gian qua. Đồng thời cùng phân tích, mổ xẻ, đề xuất giải pháp cụ thể thiết thực để phát triển thị trường trái phiếu, hạn chế rủi ro, tập trung vào cách thức phát hành; đề xuất một số cơ chế, chính sách nhằm xây dựng thị trường tài chính phát triển lành mạnh, bền vững.
Qua 19 ý kiến của các chuyên gia tại buổi tọa đàm, Ban Tổ chức đã tổng hợp lại 10 giải pháp chính cho thị trường trái phiếu DN. Đó là cần xử lý rốt ráo những vụ việc xảy ra trong thời gian qua nhằm tạo niềm tin cho thị trường, cho trái chủ và những người có liên quan (dù không đầu tư trái phiếu). Kế đến là củng cố hành lang pháp lý chặt chẽ hơn bởi ở bất cứ nước nào, lĩnh vực nào thì pháp lý cũng đi sau thực tế, nếu thấy có vấn đề trên thực tế thì cần điều chỉnh ngay.
Tổng Biên tập Báo Người Lao động Tô Đình Tuân tổng hợp 10 giải pháp phát triển thị trường trái phiếu. Ảnh Đỗ Doãn |
Các giải pháp tiếp nữa gồm: Nâng cao chất lượng nhà đầu tư; tăng cường quản lý thị trường thứ cấp; tăng cường giám sát của cơ quan chức năng; quy định rõ tỷ lệ vốn vay trên vốn sở hữu (DN có vốn vay lớn so với vốn sở hữu thì chắc chắn sẽ đổ vỡ, như nhiều bài học trên thị trường quốc tế); phát triển thị trường dịch vụ đánh giá tín nhiệm giúp trái chủ thấy rõ được rủi ro khi đầu tư (Việt Nam mới chỉ có 2 DN trong lĩnh vực này); quy định chặt chẽ hơn về thị trường OTC; tăng cường hậu kiểm việc sử dụng nguồn vốn bảo đảm đúng mục đích.
Giải pháp cuối cùng là cần sự quyết tâm vào cuộc của tất cả đơn vị, cơ quan quản lý nhà nước, DN. Các DN cũng cần xem lại thời gian qua làm đúng chưa, chưa đúng thì cần khắc phục. Cơ quan báo chí truyền thông đồng hành với cơ quan chức năng, DN… để lên tiếng báo động, góp phần đưa hành vi vi phạm ra trước pháp luật.
Theo TS Tô Đình Tuân – Tổng Biên tập Báo Người Lao động, thị trường trái phiếu cũng như thị trường vốn rất cần cho sự phát triển của đất nước. Việc sửa đổi Nghị định 153/2020/NĐ-CP là rất cần thiết để làm lành mạnh hoá thị trường trái phiếu DN, bởi có những lỗ hổng cần thời gian nhận diện và khắc phục triệt để. Sự vào cuộc mạnh mẽ của các cơ quan chức năng cùng sự ủng hộ, đồng hành của xã hội có thể xây dựng được thị trường vốn nói chung cũng như thị trường trái phiếu nói riêng, góp phần vào sự phát triển kinh tế đất nước.../.
相关推荐
- iPhone 8, iPhone 7S đang được đưa vào sản xuất hàng loạt
- Thủ tướng sẽ trả lời chất vấn tại kỳ họp Quốc hội thứ 2
- Thủ tướng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện nhiều cơ chế, quy định mới về bộ máy và cán bộ
- Hơn 16.000 tựa sách hay, bổ ích tại Hội sách thiếu nhi TPHCM
- Vỡ nợ thẻ tín dụng của Mỹ cao kỷ lục
- Quan hệ Việt Nam
- Chủ tịch Quốc hội tiếp Bộ trưởng Ngân khố Victoria và các tập đoàn lớn
- Thực hiện Luật Hộ tịch 2014: Thuận lợi nhưng cũng còn khó khăn