【keo nha cai .tv】Cần có các quy định về tín dụng xanh

时间:2025-01-12 01:59:00 来源:88Point
Cần có các quy định về tín dụng xanh
Công nghệ số ở Việt Nam phát triển rất nhanh và hệ thống ngân hàng tận dụng được điều này rất tốt. Ảnh: TL

PV:Vấn đề tài chính số đã được nhắc tới trong dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi lần này. Theo ông, vấn đề này cần được quy định như thế nào trong dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng?

Cần có các quy định về tín dụng xanh
Ông Phạm Xuân Hòe.

Ông Phạm Xuân Hòe:Các dịch vụ về tài chính được số hóa không phải chỉ có riêng dịch vụ ngân hàng, bao gồm cả chứng khoán, các quỹ bảo hiểm. Có thể Luật Các tổ chức tín dụng sẽ không đề cập nhiều đến tài chính số, nhưng ít nhất cũng phải có nội dung liên quan câu chuyện phát triển của dịch vụ tài chính số.

Khi dịch vụ tài chính được số hóa, thì mô hình cung cấp dịch vụ tài chính cũng sẽ thay đổi, không nhất thiết phải là tổ chức tín dụng mới cung cấp được dịch vụ tài chính. Ví dụ, các sàn thương mại điện tử hoàn toàn có thể cho vay tiêu dùng, cung cấp về thanh toán qua thẻ. Thậm chí là người dân, không phải là ngân hàng nhưng vẫn cho vay trên P2P Lending được. Luật Các tổ chức tín dụng có lường đón để xử lý câu chuyện đó không? Nếu không lường đón và xử lý thì phải đưa ra những điều khoản có tính chất nguyên tắc trong trường hợp những phát sinh mới của dịch vụ tài chính số chưa được luật hóa thì giao Chính phủ đưa ra cơ chế sandbox (thử nghiệm) cho các dạng như fintech, chứng khoán số.

Công nghệ số ở Việt Nam phát triển rất nhanh và hệ thống ngân hàng tận dụng được điều này rất tốt. Vì vậy, tôi cho rằng, Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi lần này cần quan tâm và có hẳn 1 chương hoặc 1 mục về vấn đề này.

PV:Xung quanh vấn đề về các tập đoàn tài chính, trong Chiến lược phát triển hệ thống ngân hàng đến năm 2025, tầm nhìn 2030 có đề cập đến câu chuyện phải hoàn thiện hành lang pháp lý đối với tập đoàn tài chính. Theo ông, vấn đề này có cần được đưa vào dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng hay không?

Ông Phạm Xuân Hòe: Việt Nam đã hình thành rất nhiều tập đoàn tài chính. Theo khái niệm chung, tập đoàn tài chính là tập đoàn chỉ cần có 2 lĩnh vực kinh doanh theo thông lệ quốc tế, 1 là ngân hàng, 2 là bảo hiểm hoặc chứng khoán chiếm 20% trên tổng tài sản của tập đoàn thì được gọi là tập đoàn tài chính. Nhưng ở trong Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi lần này chưa được đề cập, mặc dù trong Chiến lược phát triển hệ thống ngân hàng đến năm 2025, tầm nhìn 2030 có đề cập đến câu chuyện phải hoàn thiện hành lang pháp lý đối với tập đoàn tài chính. Do đó, vấn đề này cần được cập nhật.

Tách bạch rõ hơn các điều khoản trong dự thảo luật

Theo ông Phạm Xuân Hòe, điều quan trọng là luật của bất kỳ nước nào về các tổ chức tín dụng sẽ có 1 câu tách bạch là điều khoản này chỉ áp dụng cho các ngân hàng thương mại, không áp dụng cho các tổ chức tín dụng phi ngân hàng. Vì vậy, cũng cần phải tách bạch hơn trong các điều khoản tại dự thảo luật lần này.

Tôi cho rằng, trong chương quy định về hoạt động của các tổ chức tín dụng, nên sửa thành hoạt động của tổ chức tín dụng và tập đoàn tài chính. Bởi vì, nếu ngân hàng thương mại làm chủ tập đoàn đó thì Ngân hàng Nhà nước sẽ cấp phép hoạt động và quản lý, nhưng nếu doanh nghiệp bảo hiểm là chủ tập đoàn thì cơ quan cấp phép và quản lý lại là Bộ Tài chính. Yêu cầu về vốn, quản trị rủi ro, nhân sự, đạo đức nhân sự như thế nào là rất quan trọng, tránh tình trạng tiếp tục phải giám sát đặc biệt một số ngân hàng đã hình thành hệ sinh thái theo tập đoàn tài chính. Đây là vấn đề lớn rất sát sườn, cần phải cập nhật.

PV:Hiện tại, phát triển xanh, bền vững đang là xu thế chung của thế giới? Ông có khuyến nghị gì cho ban soạn thảo dự luật trong vấn đề này?

Ông Phạm Xuân Hòe:Phát triển xanh, bền vững là xu hướng tất yếu. Tuy nhiên, trong dự thảo luật sửa đổi lần này tôi chưa thấy có đề cập tới. Tôi cho rằng, ít nhất cũng cần có điều khoản nguyên tắc để các hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam và các định chế tài chính lớn của Việt Nam sẽ có một lộ trình thực hiện chiến lược phát triển bền vững của quốc gia.

Trong đó cần có 2 điều khoản: một là các ngân hàng thương mại lớn có quy mô từ bao nhiêu thì phải thực thi câu chuyện xây dựng chiến lược phát triển bền vững; hai là phải công bố báo cáo phát triển bền vững hàng năm bằng báo cáo riêng hoặc lồng ghép vào báo cáo thường niên của các tổ chức này; đồng thời phải yêu cầu các tổ chức này phải từng bước có những chính sách để ưu tiên cho vay phát triển xanh, tín dụng xanh, quản trị bền vững. Bởi vì Việt Nam đã cam kết 17 mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp quốc, đó chính là căn cứ pháp lý.

PV:Vậy còn với những tổ chức cho vay mà không nhận tiền gửi. Ông có ý kiến gì về quy định với loại hình này trong dự thảo luật lần này để tận dụng được nguồn lực tài chính cho nền kinh tế?

Ông Phạm Xuân Hòe:Với những tổ chức cho vay mà không nhận tiền gửi (Việt Nam gọi là các tổ chức tín dụng phi ngân hàng), tôi cho rằng cần phải "mở" hơn với những tổ chức này, ví dụ, lĩnh vực cho thuê tài chính. Cho thuê tài chính hiện chỉ khoảng 32 - 34 nghìn tỷ đồng, chưa được 0,1% so với tổng dư nợ 13 triệu tỷ đồng của nền kinh tế. Nếu lĩnh vực này được phát triển hơn thì gánh nặng về vốn trung và dài hạn cho ngân hàng sẽ được chia sẻ, giảm đi.

Hoặc các công ty tài chính tổng hợp của các tập đoàn hay các doanh nghiệp cần mở hơn để các tổ chức này hoạt động. Ví dụ như Công ty tài chính Toyota của Tập đoàn Toyota vào Việt Nam rất mong muốn sẽ cho thuê ô tô hay các máy móc thiết bị cho các doanh nghiệp Việt, nhưng chỉ đang được cấp phép là tài chính tiêu dùng, chỉ cho thuê tiêu dùng. Rõ ràng, điều này sẽ hạn chế khả năng tận dụng nguồn lực. Vì vậy, cần phải mở hơn.

PV:Xin cảm ơn ông!

Cá nhân được phép mua bán nợ xấu từ tổ chức tín dụng

Trong dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi có đưa ra quy định được bán nợ xấu cho các pháp nhân, cá nhân được thỏa thuận với tổ chức tín dụng phân chia phần giá trị còn lại của số tiền thu hồi của khoản nợ xấu sau khi trừ giá mua và chi phí.

Cho ý kiến về vấn đề này, ông Phạm Xuân Hòe cho biết, rất đồng tình với đề xuất bán nợ xấu cho các tổ chức và cá nhân với giá trị còn lại của khoản nợ xấu đó theo giá thị trường. Việt Nam muốn hình thành thị trường mua bán nợ xấu nhưng lâu nay các nhà đầu tư cá nhân đều không tham gia được bởi vì quan điểm này chưa được luật hóa.

Theo ông Hòe, với quy định này nhà đầu tư có thể mua tài sản thế chấp mà ngân hàng phát mãi từ khoản nợ của khách hàng sao cho đảm bảo ngân hàng thu hồi đủ hết vốn để quay vòng (dù giá tài sản có thể cao hơn), còn người mua chờ thị trường phục hồi, giá tài sản thế chấp đó lên và bán kiếm lời. Đó là cách kinh doanh “diều hâu rỉa thịt thối” của những nhà đầu tư sẵn sàng chấp nhận mua lại khoản nợ xấu. Điều này mới giải quyết được câu chuyện nợ xấu nhanh cho hệ thống ngân hàng. “Tôi nghĩ rằng, đề xuất trên là tương đối đúng và sát với kinh tế thị trường. Nếu luật hóa được như trong dự thảo lần này thì sẽ tạo điều kiện cho thị trường mua bán nợ xấu phát triển”- ông Hòe nhấn mạnh.

推荐内容